【bảng xếp hạng bóng đá ukraine】Đề nghị Chính phủ báo cáo kết quả xử lý 12 dự án “đắp chiếu” ngành Công Thương

de nghi chinh phu bao cao ket qua xu ly 12 du an dap chieu nganh cong thuongĐiều gì gây bế tắc xử lý 12 dự án "đắp chiếu" ngành Công Thương?ĐềnghịChínhphủbáocáokếtquảxửlýdựánđắpchiếungànhCôngThươbảng xếp hạng bóng đá ukraine
de nghi chinh phu bao cao ket qua xu ly 12 du an dap chieu nganh cong thuongVinachem ngập trong thua lỗ vì gánh 4 “cục nợ”
de nghi chinh phu bao cao ket qua xu ly 12 du an dap chieu nganh cong thuongLo lặp lại “vết xe đổ” 12 dự án thua lỗ trong đầu tư sân bay Long Thành
de nghi chinh phu bao cao ket qua xu ly 12 du an dap chieu nganh cong thuong
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo

Yêu cầu nói trên được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu ra trước Quốc hội khi trình bày báo cáo thẩm tra về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội XIV sáng nay, 20/5.

Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, sau đó lan rộng ra các quốc gia. Chỉ trong hơn 3 tháng, đại dịch Covid-19 từ một cuộc khủng hoảng y tế đã gây ảnh hưởng lớn cả về kinh tế, xã hội của toàn thế giới.

Tại Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 được đánh giá là nghiêm trọng. Trong quý I, tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản gặp khó khăn.

Các ngành sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy, sản lượng công nghiệp giảm với tốc độ nhanh. Ngành du lịch, giao thông vận tải, kho bãi, giáo dục - đào tạo, y tế, kinh doanh bất động sản … cũng chịu ảnh hưởng lớn.

Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Tín dụng tăng trưởng chậm, nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tháng 4 giảm sâu.

“Đáng chú ý, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lạm phát cơ bản bình quân tăng cao gây lo ngại về áp lực lạm phát cho các quý tiếp theo. Có ý kiến đề nghị cần báo cáo về việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá một số mặt hàng tại các doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn trong cung cấp mặt hàng thiết yếu”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói.

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm khi nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng với các biện pháp ưu đãi về thuế.

Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực, tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ là thách thức lớn. Vốn giải ngân thực hiện một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia còn chậm.

Sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp giảm hoặc tăng thấp, bị ứ đọng rất lớn ở một số cửa khẩu. Việc phối hợp điều hành xuất khẩu gạo thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán gây ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp và bức xúc cho xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo kết quả xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương; tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy; việc tính toán giá điện trong bối cảnh nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh...

Ngoài ra, trong những tháng cuối năm 2020, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cần chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn, trong đó có kịch bản với dự báo chưa thể khống chế dịch bệnh trong năm 2020; đánh giá lại các chỉ tiêu, các cân đối lớn của nền kinh tế cho cả năm 2020 và cho cả giai đoạn 2016-2020.

“Kiểm soát có hiệu quả những nhiệm vụ chi cần thiết, thực hiện tiết giảm mạnh hơn chi thường xuyên trong các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước. Các chính sách kinh tế, chính sách tài chính, ngân sách, tín dụng để kích thích sản xuất và khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 (nếu có) phải bảo đảm đúng đối tượng, liều lượng và thời điểm, tính toán kỹ khả năng hấp thụ của nền kinh tế”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nêu rõ.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề nghị triển khai nhanh, có hiệu quả các gói kích cầu phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch; thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý nghiêm khắc, kịp thời các hành vi vi phạm nếu có xảy ra…

Báo cáo mới đây mà Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương nêu rõ: Mặc dù số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2017 - 2019 mà các bộ, cơ quan, doanh nghiệp đã hoàn thành đạt khoảng 75,36%, tuy nhiên những vướng mắc, mấu chốt nhất của các dự án, doanh nghiệp chưa được giải quyết. Trong đó, phần lớn tập trung ở 3 nhóm vấn đề: Thứ nhất, xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC, quyết toán toàn bộ dự án. Thứ hai, khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay và cuối cùng là xây dựng phương án thoái vốn.

Đáng chú ý, dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Cụ thể, hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.

Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ đồng, ngắn hạn 5.701 tỷ đồng.