【số liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen】Tìm điểm then chốt trong Chiến lược 2021

Nhà máy sản xuất điện thoại VinSmart tại Hòa Lạc. Ảnh: Lê Minh Sơn

Tìm điểm then chốt

Dẫn hàng loạt vấn đề được coi là điểm yếu của nền kinh tếViệt Nam trong giai đoạn Chiến lược 10 năm 2011-2020,ìmđiểmthenchốttrongChiếnlượsố liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen như tăng trưởng giảm sút hệ thống, kết quả tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng đạt thấp hơn so với nhiều nước Đông Á trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, cũng như sự tụt hậu về kinh tế so với các nước tiến nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…, thậm chí cả với một số nước trong khu vực, GS. Nguyễn Quang Thái, Chủ nhiệm Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho rằng, cần phải đổi mới từ tư duy đến thể chế, hành động, để trong thời kỳ chiến lược mới, kinh tế Việt Nam đạt được kết quả vững chắc hơn.

“Cần phải tìm được điểm then chốt, đột phá, để sau thời kỳ chuyển đổi 5-7 năm tới, từ năm 2026, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mạnh, liên tục trong 20 năm để đến năm 2045, trở thành nước phát triển, hiện đại”, GS. Nguyễn Quang Thái nói.

Theo vị chuyên gia kinh tế này, Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới, với rất nhiều bối cảnh mới từ cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh đến năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến cơ cấu dân số nhanh già hóa, đòi hỏi phải điều chỉnh chiến lược nguồn nhân lực chất lượng cao, rồi biến đổi khí hậu toàn cầu… Do đó, với tư duy chủ động tiến và vượt trước, Việt Nam cần chủ động xoay trục để tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế, có thể chế tốt để huy động tổng lực toàn xã hội cho phát triển… “Quan điểm phát triển của thời kỳ Chiến lược 2021-2030 vẫn phải là tăng trưởng đi với bền vững về môi trường. Đồng thời, tận dụng năng lực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho năng suất lao động tiến vượt lên”, GS. Nguyễn Quang Thái nói.

Có quan điểm khá tương đồng, PGS-TS Bùi Quang Tuấn (Viện Kinh tế Việt Nam) cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới, môi trường quốc tế đan xen nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn, phức tạp. Việt Nam cũng vậy. Thuận lợi là có dân số vàng, là nước đi sau, có thể tạo được thế và lực nếu biết tận dụng cơ hội, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép “nhảy vọt”… Nhưng khó khăn là những tác động của biến đổi khí hậu, tư duy tiểu nông còn khá phổ biến, các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và kế hoạch còn hạn chế…

“Quan điểm trong giai đoạn tới là phải phát triển bền vững, phải tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau. Và phải bứt phá nhờ vào đổi mới sáng tạo. Càng sáng tạo bao nhiêu, càng có chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh cao bấy nhiêu”, ông Bùi Quang Tuấn nói.

Sáu đề xuất cho quan điểm phát triển mới

Dù các quan điểm là khác nhau, song có sự thống nhất nhìn thấy rõ trong đề xuất của các chuyên gia kinh tế về quan điểm phát triển cho thời kỳ mới. Đó là, vẫn phải tăng trưởng bền vững, coi trọng động lực đổi mới sáng tạo, cũng như sự phát triển của khu vực tư nhân…

Trên thực tế, đây cũng chính là những nội dung được nhắc tới lâu nay. Lần này, chuẩn bị xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, những nội dung trên sẽ được cụ thể hóa trong Dự thảo Chiến lược.

Theo ông Nguyễn Quốc Trường, Trưởng ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ (Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dựa trên kế thừa và phát triển các quan điểm phát triển của thời kỳ 2011-2020, đã có 6 đề xuất cho quan điểm phát triển giai đoạn mới, trong đó có phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững; phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với không ngừng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN…

“Các quốc gia muốn thành nước phát triển đều phải phát triển nhanh, như Trung Quốc tăng trưởng 9,5% trong 40 năm vẫn là nước đang phát triển, trong khi thực tế phát triển kinh tế 10 năm qua của Việt Nam chưa nhanh như mục tiêu đề ra. Chúng ta cần tận dụng thời cơ thuận lợi để phát triển nhanh, khi thời kỳ dân số vàng sắp qua”, ông Trường nói. Theo ông, giai đoạn Chiến lược 2011-2020, quan điểm phát triển cũng gắn giữa tăng trưởng nhanh và bền vững, nhưng  kinh tế Việt Nam mới phát triển nhanh. Do đó, giai đoạn tới, cần nhấn mạnh việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững.

Ngoài ra, những điểm mới quan trọng trong 6 đề xuất về quan điểm phát triển mới còn là coi trọng yếu tố con người, coi đây là nguồn lực phát triển quan trọng nhất, cũng như coi khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng nhất. “Đây chính là những yếu tố mang tính then chốt, tạo lực đẩy cho nền kinh tế Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh như vậy.

Bên cạnh đó, không khó để nhận ra một quan điểm phát triển mới được đề xuất. Đó là xây dựng, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển ngắn hạn đi đôi với tư duy đột phá, xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển dài hạn.

Lý giải việc đề xuất quan điểm phát triển này, ông Trường cho rằng, Việt Nam vẫn thiếu tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển dài hạn (thường không quá 10 năm), trong khi các quốc gia thành công đều đột phá tư duy và tầm nhìn phát triển dài hạn.

“Phải lấy việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngắn hạn làm tiền đề vững chắc để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển dài hạn”, ông Trường nói.

Đánh giá cao các đề xuất này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ mong muốn rằng, sẽ nhận được các ý kiến đóng góp cho việc xây dựng Chiến lược 10 năm 2021-2030. “Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm quan trọng để chúng ta định đoạt tương lai của đất nước một cách chủ động hơn, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận mới theo tầm vóc, vị thế và kế thừa kết quả hơn 30 năm đổi mới với những thành tựu, cơ hội cũng như thách thức trước mắt…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

6 đề xuất cho quan điểm phát triển giai đoạn mới

1. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững

2. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với không ngừng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

3. Lấy con người làm trung tâm và xác định con người là nguồn lực phát triển quan trọng nhất.

4. Lấy khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực quan trọng nhất.

5. Gắn kết chặt chẽ giữa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm độc lập, tự chủ.

6. Xây dựng, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển ngắn hạn đi đôi với đột phá tư duy, xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển dài hạn.