【as roma vs bologna】Chứng khoán tuần: Yếu tố nào có thể cản đà tăng của thị trường?
Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết 2018 chỉ số tăng 43,ứngkhoántuầnYếutốnàocóthểcảnđàtăngcủathịtrườas roma vs bologna12 điểm nhưng chỉ tương đương 4,1% vì khi đó VN-Index ở vùng trên 1.000 điểm. Mức tăng 4,6% tuần qua là mạnh nhất của các tuần đầu tiên của năm âm lịch suốt từ 2012 đến nay.
Không dễ để tìm được lý do giải thích biến động bất ngờ nói trên, vì yếu tố nội tại của thị trường chứng khoán Việt Nam không thay đổi nhiều sau một tuần nghỉ tết. Kết quả kinh doanh quý 4/2018 đã qua đi từ trước tết và không đem lại sức bật nào rõ ràng.
Yếu tố duy nhất thay đổi có lẽ là tâm lý của nhà đầu tư đã khác đi vì thị trường chứng khoán quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng trong tuần thị trường Việt Nam dừng giao dịch. Các bước tiến trong việc hóa giải căng thẳng thương mại Mỹ - Trung được đẩy mạnh hơn.
Biểu hiện rõ nhất của thay đổi tâm lý trong tuần qua là nhà đầu tư đã giao dịch rất lớn và đưa thanh khoản trở lại mức cao. Sự hưng phấn đến từ nhà đầu tư trong nước chứ không phải nhà đầu tư nước ngoài. Thật vậy, tuần qua dù khối ngoại có mua ròng hơn 1,686 tỷ đồng trên thị trường, nhưng chủ yếu là giao dịch thỏa thuận 1.402 tỷ đồng với cổ phiếu MSN. Phần còn lại chỉ được mua ròng hơn 200 tỷ đồng mà thôi, so với tuần trước tết cũng chỉ nhỉnh hơn một chút.
Phần tăng thanh khoản đáng chú ý nhất chính là của nhà đầu tư trong nước. Nếu chỉ tính riêng giá trị giao dịch trên thị trường do nhóm này thực hiện (sau khi trừ đi các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài), thì nhà đầu tư trong nước trung bình hàng ngày chiếm khoảng 83% thị phần. Mức giao dịch của nhà đầu tư trong nước tuần qua là cao nhất trong vòng 7 tuần.
Chính vì thị trường đã tăng mạnh cả về chỉ số, giá cổ phiếu lẫn thanh khoản nên nhà đầu tư càng trở nên lạc quan hơn. Diễn biến thị trường như vậy là rất đúng với lý thuyết tăng giá lành mạnh.
Tuy nhiên sẽ không có chuyện thị trường tăng liên tục mà không có điều chỉnh giảm. Ngay cả thị trường chứng khoán Mỹ đang bám chặt lấy câu chuyện đàm phán thương mại, cũng trồi sụt hàng ngày và trải qua nhiều phiên giảm mới đi lên được hơn 18% kể từ đáy và cũng chỉ tăng 2,5% trong tuần tương ứng với tuần đầu tiên giao dịch trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vậy những yếu tố nào có thể chặn đà tăng hiện tại của VN-Index và tạo nhịp điều chỉnh kỹ thuật hạ nhiệt thị trường?
Yếu tố đầu tiên chính là điều đã đưa thị trường vào trạng thái bùng nổ tuần qua: thanh khoản. Quy luật cung cầu đơn giản là tiền mua nhiều, cổ phiếu bán ít thì giá tăng lên. Quy luật thị trường cũng chỉ ra rằng,lượng cổ phiếu thực tế luôn luôn nhiều hơn khả năng mua, nhưng tương quan này thay đổi ở từng thời điểm ngắn hạn.
Khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ còn tăng nữa thì họ không muốn bán ra vội, từ đó làm giảm khối lượng cổ phiếu trôi nổi, mặc dù về tổng số cổ phiếu trên thị trường vẫn là một hằng số.
Vì vậy đến một thời điểm nhà đầu tư cầm cổ phiếu muốn bán ra nhiều hơn, sức ép sẽ tăng lên so với khả năng mua, và nếu muốn giá không giảm, lượng tiền cũng phải tăng lên theo. Lấy ví dụ thời điểm thị trường đạt đỉnh hồi tháng 4/2018, thanh khoản thị trường liên tục duy trì từ 9.000 – 10.000 tỷ đồng mỗi ngày và thị trường lại quay đầu giảm. Đó là vì khả năng mua của nhà đầu tư không thể lớn hơn được nữa, trong khi cổ phiếu vẫn như cũ. Trong một năm qua, khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường chỉ có tăng thêm chứ không giảm đi.
Thanh khoản hiện tại của thị trường vẫn còn khá nhỏ so với thời kỳ đỉnh cao nghĩa là nhà đầu tư chưa bung hết sức, các công ty chứng khoán chưa cho vay margin tối đa, các nhà đầu tư tiềm năng chưa bị cuốn vào thị trường. Tuy vậy nếu cung cầu thị trường vẫn mất cân bằng thì thị trường vẫn sẽ điều chỉnh kỹ thuật.
Yếu tố thứ hai là các quan điểm phân tích kỹ thuật bắt đầu thay đổi và chỉ ra nhiều rủi ro tiềm ẩn, trong đó chủ yếu là đà tăng giá quá nhanh đưa VN-Index lên mức kháng cự mạnh. Nếu như vài ngày trước các công ty chứng khoán vẫn còn rất tích cực khuyến nghị mua, thì cuối tuần qua đã khuyến nghị thận trọng và xem xét bán ra chốt lời khi VN-Index tiến tới vùng 960 điểm.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 15/2 | Giá đóng cửa ngày 1/2 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 15/2 | Giá đóng cửa ngày 1/2 | Mức tăng (%) |
ICF | 1.5 | 1.86 | -19.35 | NKG | 7.62 | 6 | 27 |
VHG | 0.46 | 0.54 | -14.81 | HSG | 7.72 | 6.48 | 19.14 |
PTC | 4.89 | 5.64 | -13.3 | SHI | 8.78 | 7.54 | 16.45 |
SFC | 22 | 25 | -12 | HPG | 31.6 | 27.3 | 15.75 |
VPS | 10.5 | 11.9 | -11.76 | MCP | 26 | 22.5 | 15.56 |
TTE | 9.27 | 10.5 | -11.71 | HBC | 18.6 | 16.1 | 15.53 |
SGT | 5.1 | 5.7 | -10.53 | TMT | 8.47 | 7.38 | 14.77 |
HAS | 8.84 | 9.8 | -9.8 | DAT | 11.5 | 10.1 | 13.86 |
TNT | 2.05 | 2.26 | -9.29 | HCM | 51 | 44.9 | 13.59 |
LM8 | 22 | 24.2 | -9.09 | LAF | 5.13 | 4.52 | 13.5 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 15/2 | Giá đóng cửa ngày 1/2 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 15/2 | Giá đóng cửa ngày 1/2 | Mức tăng (%) |
SDU | 9 | 11 | -18.18 | VTS | 19.1 | 14.5 | 31.72 |
KSD | 4.2 | 5 | -16 | VC1 | 17.1 | 13 | 31.54 |
LCS | 2.7 | 3.2 | -15.63 | VGS | 12 | 9.2 | 30.43 |
L35 | 3.8 | 4.4 | -13.64 | SJ1 | 20 | 15.4 | 29.87 |
LUT | 2.4 | 2.7 | -11.11 | TJC | 7.7 | 6 | 28.33 |
HVA | 1.8 | 2 | -10 | FID | 1.5 | 1.2 | 25 |
CVN | 16.1 | 17.8 | -9.55 | LIG | 4.8 | 3.9 | 23.08 |
PMS | 13.8 | 15.1 | -8.61 | HTC | 29.5 | 24 | 22.92 |
DNY | 3.2 | 3.5 | -8.57 | DNM | 12.1 | 10 | 21 |
ADC | 16.2 | 17.7 | -8.47 | VNT | 30.5 | 25.3 | 20.55 |
Nếu các chuyên gia phân tích kỹ thuật tại các công ty chứng khoán đã nghĩ như vậy thì rất có thể nhiều nhà đầu tư cũng nghĩ tương tự. Nhiều khách hàng của các công ty chứng khoán cũng có thể thay đổi quan điểm.
Yếu tố thứ ba là bối cảnh có thay đổi bất ngờ tiêu cực. Hiện tại các luồng thông tin trong nước khá tích cực nên yếu tố này chỉ có thể đến từ bên ngoài. Thị trường chứng khoán quốc tế vẫn đang tăng tốt nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh vì như nhiều nhà phân tích quốc tế cũng chỉ ra, tốc độ tăng gần đây đã phản ánh quá mức về kỳ vọng đạt được về đàm phán thương mại.
Trong khi đó cơ hội đạt thỏa thuận thực sự vẫn chưa rõ và có thể phải kéo dài hơn thời gian đàm phán thay vì kết thúc vào cuối tháng 2. Nếu thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện nhịp điều chỉnh kỹ thuật thì tâm lý nhà đầu tư trong nước sẽ giảm hào hứng.
Trong trường hợp xấu là thị trường xuất hiện điều chỉnh kỹ thuật, đó cũng là diễn biến bình thường có tăng có giảm của thị trường.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
28.1.2019 | 2,071.3 | 321.6 | 178.2 |
29.1.2019 | 2,115.4 | 361.2 | 154.3 |
30.1.2019 | 2,211.7 | 335.4 | 226.1 |
31.1.2019 | 2,534.9 | 422.9 | 493.8 |
1.2.2019 | 2,615.7 | 395.8 | 389.9 |
11.2.2019 | 2,660.8 | 484.7 | 459.0 |
12.2.2019 | 3,848.5 | 584.6 | 438.1 |
13.2.2019 | 4,139.5 | 761.5 | 451.4 |
14.2.2019 | 3,675.0 | 695.3 | 422.9 |
15.2.2019 | 3,569.1 | 534.2 | 399.5 |
Trọng Nghĩa