Empire777

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện thái độ phục vụ của nhân viên y tế là giải pháp cần thực tỷ lệ cược bóng đá tây ban nha

【tỷ lệ cược bóng đá tây ban nha】Hàng tỷ USD theo người bệnh ra nước ngoài

hang ty usd theo nguoi benh ra nuoc ngoai

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ,àngtỷUSDtheongườibệnhranướcngoàtỷ lệ cược bóng đá tây ban nha cải thiện thái độ phục vụ của nhân viên y tế là giải pháp cần thực hiện để Việt Nam không “chảy máu” ngoại tệ khám chữa bệnh.

2 tỷ USD/ 1 năm

Theo Sách trắng 2016 do Eurocham công bố ngày 2/3/2016, năm 2013, ước tính hơn 30.000 người Việt Nam đã đi nước ngoài khám chữa bệnh, với chi phí tương đương khoảng 1 tỷ USD. Đến năm 2015, chi phí cho việc ra nước ngoài chữa trị bệnh dự tính tăng gấp đôi (2 tỷ USD), với khoảng 40.000 người Việt Nam đi nước ngoài khám chữa bệnh.

Tại Hội nghị hướng dẫn triển khai Thông tư 15/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bộ Y tế tổ chức ngày 5/7/2018, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn thừa nhận, mỗi năm người Việt Nam mất khoảng gần 2 tỷ USD để ra nước ngoài chữa bệnh, lý do là cơ sở vật chất, dịch vụ y tế trong nước không đáp ứng được nhu cầu người bệnh.

“Nhiều người bệnh, nhất là bệnh nhân ung thư đã chi tiền tỷ ra nước ngoài khám chữa bệnh, dù ở trong nước không thiếu bác sỹ giỏi, thuốc tốt, máy móc hiện đại. Do vậy, lãnh đạo các cơ sở y tế cần ngồi lại với nhau để làm rõ câu hỏi rằng, tại sao thời gian qua ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh, mà người nước ngoài không vào Việt Nam?”, Bộ trưởng Bộ Y tế đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nhiều chuyên gia y tế đều chung một đáp án là do cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế của Việt Nam còn quá nhiều hạn chế. Phòng ốc chật chội, chưa sạch sẽ, thiếu thốn nhiều tiện nghi.

Một minh chứng rõ ràng là vừa qua tại Bệnh viện Bạch Mai, dư luận rất bức xúc khi bệnh nhân phải trả tiền cho phòng dịch vụ tại đây ngang với giá phòng khách sạn là 1,2 triệu đồng nhưng phòng thì nấm mốc, rêu xanh mọc, công trình phụ hỏng, điều hòa dù mùa hè nóng nực nhưng không thể mở.

Còn một điều mà các bệnh viện công của Việt Nam không thể giữ chân được bệnh nhân chính là thái độ của nhân viên y tế vẫn còn lạnh nhạt, bề trên, ban ơn, chưa tận tâm, tận tình vì người bệnh. Trong khi đó nhiều người đã từng đi khám chữa bệnh ở nước ngoài đều chung một nhận định, các bác sỹ của nước ngoài phục vụ bệnh nhân chu đáo, coi bệnh nhân là khách hàng đặc biệt.

Bác Trần Thị Thủy, phố Trúc Khê, Đống Đa, Hà Nội, người từng điều trị ung thư tại Singapore cho biết: Khi khám chữa bệnh tại đây, kinh phí tốn kém hơn so trong nước nhưng thái độ phục vụ của bác sỹ cùng sự chuyên nghiệp, khoa học trong việc tổ chức khám bệnh tại bệnh viện khiến bà thêm động lực chữa trị.

Bác Thủy kể: Trước khi đến lịch hẹn khám vài ngày, bệnh viện đã gọi điện thoại nhắc, đúng ngày khám theo lịch, nhân viên gọi lại nhắc lần nữa. Khi bệnh nhân đến nơi được khám ngay, không phải chờ đợi. Khi trò chuyện, mắt bác sỹ nhìn bệnh nhân chăm chú, hỏi rất kỹ từng tình huống bệnh lý. Các y tá cũng vậy, họ luôn tươi cười. Khi luồn kim truyền, ống thông... họ đều làm rất nhẹ nhàng, luôn miệng nói xin lỗi vì sợ bệnh nhân đau. Sự tận tụy chia sẻ của bác sỹ và nhân viên y tế an ủi một bệnh nhân đang lo lắng, bất an trước bệnh tật như tôi rất nhiều.

“Lúc cận kề cái chết, con người thường mong muốn được sống, lúc ấy tiền bạc không còn nhiều ý nghĩa. Trong khi đó, lúc đi khám ở nhiều bệnh viện trong nước, tôi phải chờ đợi rất lâu và bác sỹ khám thì ít mà xét nghiệm, chụp chiếu thì nhiều. Chưa kể, khi bệnh nhân đến khâu nào cũng phải chờ đợi mệt mỏi. Người bệnh cứ thắc mắc hỏi han là nhân viên y tế nặng thì quát nạt, nhẹ thì bơ đi không trả lời, tử tế lắm thì nói dăm câu ba điều qua loa đại khái”, bà Thủy kể lại.

Về phía lãnh đạo bệnh viện, ông Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhận định, vấn đề lớn nhất mà bệnh viện Việt Nam chưa làm được đó là tổ chức khám chữa bệnh một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân cũng chưa được các cơ sở tiến hành tốt, phụ thuộc lớn vào người nhà bệnh nhân dẫn đến tình trạng gia đình có một người ốm, cuộc sống, sinh hoạt của cả gia đình đảo lộn theo.

“Cùng với đó là sự chật chội, quá tải trầm trọng đang diễn ra tại một số cơ sở y tế lớn dẫn đến thực trạng người ốm đã khổ, người đi chăm sóc còn khổ bội phần, nhiều lúc phải ăn ngủ vật vã ngoài hành lang, gầm cầu thang, gầm giường”, ông Lương nói.

Cải thiện chất lượng phục vụ

Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện quốc gia mà người Việt hay chọn để đi chữa bệnh là Singapore, Hàn Quốc với nhóm bệnh như ung thư, tim mạch, cơ xương khớp, ghép gan, ghép thận, chấn thương thể thao. Trong đó, chi phí một ca ghép gan tại bệnh viện ở Singapore là 270.000 đôla Singapore, gấp đôi tổng chi phí ghép gan tại Bệnh viện Việt Đức trong nước.

Vậy làm sao để người bệnh cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn khi khám chữa bệnh trong nước, không ra nước ngoài điều trị tốn kém? Trả lời vấn đề này, ông Trần Ngọc Lương cho rằng, hiện việc thu viện phí tại Việt Nam mới tính 4/7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ, khi nào tính đủ 7/7 yếu tố về giá chất lượng dịch vụ y tế chắc chắn sẽ tăng.

“Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người dân biết rằng, trình độ tay nghề của các bác sỹ trong nước không hề thua kém các bác sỹ trên thế giới. Bên cạnh đó, phải nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thêm cơ sở vật chất, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh”, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nói.

Một chuyên gia y tế khác, bác sỹ Võ Xuân Sơn, Phòng khám Đa khoa quốc tế Exson nêu quan điểm, thống kê của nhiều bệnh viện, kể cả bệnh viện tuyến trung ương cho thấy, có tới 80% số người bệnh tới khám vào buổi sáng, trong khi buổi chiều lại vắng vẻ. Vì thế, giải pháp đơn giản nhất là hẹn thời gian khám bệnh, hạn chế việc chờ đợi mệt mỏi.

Tuy nhiên, muốn giảm thời gian chờ khám bệnh, theo bác sỹ Sơn, phải đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Người bệnh đặt lịch online; giới hạn số lượt khám bệnh từng ngày; thống kê sự tăng giảm số lượng người bệnh theo từng ngày để bố trí đội ngũ bác sỹ và đầu tư trang thiết bị vào những khu vực có nhu cầu. Ngoài ra, nên triển khai hệ thống thông báo tin nhắn SMS khi gần đến lượt khám của người bệnh. Giảm tối đa dùng giấy, tất cả thông tin đều được liên kết bằng hệ thống máy tính. Người bệnh khi khám sẽ được cấp mã số thông suốt trong suốt quá trình khám, chữa bệnh ở các bệnh viện.

Ở một khía cạnh khác, bác sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng cho rằng, ở các bệnh viện quốc tế, dịch vụ chăm sóc bệnh nhân khép kín từ bệnh viện tới gia đình, song tại Việt Nam dịch vụ này không được triển khai tốt. Nhiều bệnh viện ở Việt Nam thường xuyên trong tình trạng thiếu giường bệnh, vì thế các bệnh nhân không còn tình trạng nguy kịch sẽ phải xuất viện chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, khi về nhà, phần lớn bệnh nhân không được chăm sóc tối ưu dẫn đến tình trạng tái phát và biến chứng và phải nhập viện trở lại. Những biến chứng này thường sẽ khiến các bệnh viện ngày một quá tải và làm phát sinh chi phí cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Do vậy theo ông Tuấn, Việt Nam nên triển khai các dịch vụ chăm sóc tại nhà chuyên nghiệp do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có chuyên môn và được đào tạo bài bản để đảm bảo chất lượng chăm sóc sau khi bệnh nhân xuất viện. “Các chương trình tập huấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về điều trị liên tục và các phác đồ chăm sóc phù hợp cần được triển khai thực hiện trên quy mô cả nước”, ông Tuấn đề xuất.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap