Empire777

Quản giá sữa: Không biết đắt rẻ so với thế giớiNgay sau cuộc họp liên bộ về t&igr ca sarmiento

【ca sarmiento】Giá sữa 'nhảy múa': Cục quản lý giá ở đâu? làm gì?

Quản giá sữa: Không biết đắt rẻ so với thế giới

Ngay sau cuộc họp liên bộ về tình hình giá sữa sáng 4/3,ásữanhảymúaCụcquảnlýgiáởđâulàmgìca sarmiento ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định với báo giới: "Việc quản lý giá sữa từ trước tới nay được Bộ Tài chính làm rất nghiêm túc và quyết liệt, căn cứ vào Pháp lệnh Giá từ năm 2003 tới nay".

Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi cuối tuần trước về vấn đề này, các lãnh đạo của Cục Quản lý giá lại cho hay, không nắm được nhiều thông tin về thị trường sữa.

Chẳng hạn như, trả lời câu hỏi về thị phần của các DN sữa trên thị trường, ông Tuấn cho biết: "Hiện nay, chúng tôi chưa thống kê hết được có bao nhiêu công ty kinh doanh sữa trên cả nước. Chúng tôi chỉ quản lý việc kê khai giá ở 6 công ty sữa song, chúng tôi cũng chưa có một số liệu nào đánh giá 6 công ty này thực chất chiếm bao nhiêu thị phần. Còn cảm nhận qua doanh số, theo báo cáo của doanh nghiệp thì thị phần của họ chiếm khoảng 60% trên cả nước".

Ông Tuấn lưu ý rằng, "muốn nắm rõ thị phần doanh nghiệp sữa thì phải hỏi cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh".

Giá sữa tăng liên tục

Người tiêu dùng kêu than, giá sữa tăng quá cao, giá sữa Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ. Song, chia sẻ về sự so sánh giá sữa Việt Nam với các nước, Cục trưởng Cục Quản lý giá lại cho hay: "Chúng tôi chưa so sánh về vấn đề này" và "mong sẽ có cơ quan nào đó thống kê giúp".

Trước đây, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từng công bố báo cáo cạnh tranh về ngành sữa ở Việt Nam, song ông Tuấn cho rằng, nghiên cứu này chưa chính xác, vì không nêu rõ các so sánh về dòng sữa cụ thể. Một doanh nghiệp sữa có thể có tới 30 dòng hàng sữa khác nhau.

Một thông tin quan trọng hơn, đó là kết quả thanh tra, kiểm tra về vi phạm các doanh nghiệp sữa vào cuối năm ngoái, ông Tuấn cũng nhấn mạnh đó là lĩnh vực của thanh tra và lực lượng quản lý thị trường, vậy nên, ông không có thông tin để trả lời.

Thậm chỉ, ngay cả việc xác minh Nestle hay Friesland Campina có tùy tiện tăng giá sữa khi đang giải trình chưa xong với Cục Quản lý giá hay không thì cũng là việc của thanh tra, của quản lý thị trường.

Trong một cuộc trao đổi khác, Cục Phó Cục Quản lý giá Đinh Thị Nương đã cho hay, việc Cục nắm bắt diễn biến tăng giá của doanh nghiệp đều dựa theo... báo cáo và qua điện thoại.

Bà Nương giãi bày, trước 31/1, ngày Nestle kê khai tăng giá thì Cục đều có gọi điện hỏi DN, song doanh nghiệp khẳng định là không tăng giá. Đến ngày 24/2, qua kênh báo chí, thấy có hiện tượng tăng giá, Cục cũng đã gọi điện đến doanh nghiệp này thì nhận được 2 thông tin. Cô nhân viên kê khai giá của Nestle khẳng định là "chúng em chưa tăng giá", nhưng khi hỏi 'vặn" lại về thông tin báo chí nêu ở đồng chí Giám đốc phụ trách đối ngoại thì vị này mới bảo "Công ty đã tăng giá từ ngày 1/2'.

Vậy nhưng cả hai lãnh đạo này lại không quên nhấn mạnh: "Cục Quản lý giá chỉ quản lý giá sữa".

Dường như, cơ quan này chỉ quan tâm việc, DN đã kê khai khi điều chỉnh giá, còn thực tế, DN thực thi đúng sai thế nào thì... không phải việc của Cục.

Khi có quá nhiều thứ không biết, không nắm rõ về thị trường sữa như vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi: 'Liệu việc quản lý giá sữa sẽ thực thi thế nào, có quá lỏng lẻo và sát với thực tế không?"

Trước câu chuyện này, một chuyên gia kinh tế nhận xét: "Cách trả lời như vậy gây cho nhiều người cảm giác thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, cái gốc vấn đề ở đây là vấn đề phân công quản lý giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Giá thì không thể trách rời vấn đề thị trường. Việc quản lý giá cũng không thể tách rời việc quản lý thị trường được. Trong khi đó, quản lý thị trường là thuộc trách nhiệm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chỉ quản về giá.

"Rõ ràng 2 bộ phân không thể tách rời nhưng lại được phân công ở 2 bộ khác nhau. Đây là bất cập từ rất lâu mà đến nay, không khắc phục được. Thế nên, khi có chuyện, các bên có thể đổ lỗi cho nhau, hoặc nói rằng, không có thông tin", vị chuyên gia nói thêm.

Nước đến chân mới nhảy

Mấy ngày nay, ở Bộ Tài chính, việc quản lý giá sữa trở nên sôi sùng sục.

Sau khi phát đi các thông cáo sẽ tăng cường kiểm tra giá sữa, sáng ngày 4/3, cuộc họp liên Bộ bao gồm đủ ngành ngoại giao, tư pháp, công thương được tổ chức vội vã.

Sự gấp gáp này được thể hiện ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, yêu cầu các bộ phải kiểm tra giá sữa, tại cuộc họp báo thường kỳ chính phủ hôm 28/2.

Tới lúc này, những lời cam kết rằng, sẽ quyết liệt làm, sẽ thanh tra, kiểm tra gắt gao các doanh nghiệp sữa mới được phát đi từ lãnh đạo Bộ Tài chính.

Chỉ mới năm ngoái, giá sữa cũng tăng 3-4 lần ngay từ đầu năm. Câu chuyện trở nên nóng hừng hực khi lộ ra nguyên cớ rằng, Bộ Tài chính chẳng nắm gì cả vì sữa đã bị đổi tên từ đầu năm theo quy định của Bộ Y tế. Khi không còn gọi là sữa, mà chỉ là sản phẩm dinh dưỡng, thì "sữa" không thuộc danh mục hàng cần bình ổn. Do đó,các doanh nghiệp không phải kê khai giá sữa nên bộ Tài chính bị gián đoạn việc kiểm soát vấn đề này là tất yếu.

Tuy nhiên, việc giá sữa không còn thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính là chuyện xảy ra đã khoảng 1 năm. Nhưng dường như no không mấy được quan tâm cho đến khi giá sữa tăng vù vù, dư luận bức xúc, lãnh đạo Cục Quản lý giá mới lên tiếng thanh minh lý do như trên.

Và cũng chỉ khi, có yêu cầu của Thủ tướng, sữa mới trở lại tên gọi cũ, và quay về, lại tiêp tục thuộc quyền quản lý của Bộ này từ đầu tháng 11/2013.

Theo VNN

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap