您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【ti lệ kèo 88】Phát triển Chính phủ điện tử để nâng cao chất lượng phục vụ người dân

Empire7772025-01-26 01:50:54【World Cup】6人已围观

简介Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và truyền thông phát biểu tại hội th ti lệ kèo 88

a phuc

Ông Nguyễn Thành Phúc,áttriểnChínhphủđiệntửđểnângcaochấtlượngphụcvụngườidâti lệ kèo 88 Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và truyền thông phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2017 vào ngày 5/4 tại Hà Nội, với chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4: tầm nhìn và giải pháp công nghệ”, dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết: Chính phủ điện tử không chỉ trang bị máy tính, mạng internet, hay ứng dụng CNTT đơn thuần, mà phải là sự chuyển biến căn bản trong phương thức điều hành, quản lý xã hội, là chất lượng phục vụ người dân ngày càng nâng cao.

Cũng theo ông Ngô Văn Quý, thành phố Hà Nội đã dần hoàn thiện các thành phần cơ bản của chính quyền điện tử thủ đô như; trung tâm dữ liệu nhà nước, mạng diện rộng (WAN), cổng giao tiếp điện tử thành phố, hệ thống giải pháp an toàn, an ninh thông tin...

Đến nay, thành phố Hà Nội đã triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, trong năm 2016 triển khai 129 DVC mức 3 các lĩnh vực: tư pháp, tài nguyên và môi trường, xây dựng giáo dục và đào tạo, thông tin và truyền thông trên một nền tảng thống nhất tại 30 quận, huyện, 584 xã phường...

Chủ nghiệm, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, TS. Phan Xuân Dũng khẳng định, trong thời gian không xa nữa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động mạnh mẽ tới đời sống, sản xuất của con người, kết nối Interrnet trở nên phổ biến, nhiều hoạt động sẽ được thể hiện bằng trí tuệ nhân tạo.

"Cuộc cách mạng lần thứ 4 đang tác động đến chúng ta, không chờ đợi và đang tiến lên như vũ bão. Hưởng ứng xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 quy mô toàn cầu, ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Việt Nam đã và đang được quan tâm đẩy mạnh hơn bao giờ hết", TS Phan Xuân Dũng phát biểu.

Nhờ sự quyết tâm và nỗ lực của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện Nghị quyết 36a, lộ trình phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam đã ghi nhận những kết quả tích cực.

Theo Báo cáo từ Liên Hợp quốc công bố tháng 7/2016, Việt Nam xếp thứ 89/193 trên thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với năm 2014, đứng thứ 6 trong ASEAN và chính thức gia nhập nhóm các nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử cao.

Cũng trong báo cáo này, chỉ số thành phần về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao với 0,57 điểm, xếp hạng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên các chỉ số thành phần về hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực lại giảm so với năm 2014.

Đánh giá về hiện trạng ứng dụng CNTT trong xây dựng chính phủ điện tử, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến nay 18/22 bộ, cơ quan ngang bộ đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, với 557 DVC mức 3, 295 DVC mức 4; 63/63 tỉnh, thành phố triển khai cung cấp DVC trực tuyến với gần 10.152 DVC mức 3, trên 1.101 DVC mức 4.

Ông Nguyễn Thành Phúc cũng cho biết, nhiều ứng dụng CNTT đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, như: khoảng 99% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử, khoảng 95% doanh nghiệp nộp thuế điện tử (hơn 1 triệu giao dịch nộp thuế điện tử). 100% cơ quan hải quan đã triển khai hải quan điện tử, đã thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, kết nối ASEAN. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện hỗ trợ các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội có thể đăng ký, kê khai trực tuyến.

Tại hội nghị, nhiều diễn giả đã trao đổi, đánh giá về thực trạng và đưa ra những giải pháp cho việc ứng dụng CNTT trong sự phát triển của Chính phủ điện tử. Hầu hết các diễn giả đều có chung quan điểm rằng, trong lộ trình phát triển chính phủ điện tử thì việc xây dựng hạ tầng công nghệ tốt song song với việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin là điều thiết yếu./.

Đức Minh

很赞哦!(72893)