【đội hình ud almería gặp athletic bilbao】Khó quản lý chất lượng bánh kẹo ngoại
(CMO) Không có nhãn phụ hoặc nhãn phụ mập mờ về thông tin, tình trạng này xuất hiện rất nhiều trên những sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại bánh, kẹo được người bán giới thiệu có nguồn gốc Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Pháp… Giá cả cũng cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm bánh kẹo trong nước, nhưng với tâm lý "sính ngoại", người tiêu dùng lại thích thú với những sản phẩm xuất xứ nước ngoài.
Đoàn liên ngành ra quân kiểm tra các cơ sở kinh doanh bánh kẹo. |
Không chỉ xuất hiện ở các cửa hàng bán đồ nhập khẩu mà tại các shop online cũng tràn ngập các loại bánh này. Bánh sữa chua Đài Loan, bánh chuối Thái Lan, bánh pía Đài Loan… Giá các mặt hàng này dao động từ 5.000-10.000 đồng/cái hoặc 150.000-180.000 đồng/kg. Mặc dù giá cả cao hơn nhiều so với các sản phẩm bánh nội địa nhưng những loại bánh này thu hút người tiêu dùng vì mẫu mã bắt mắt, hương vị lạ và đặc biệt là mang danh “nhập khẩu”.
Chị Nguyễn Thu Quyên, xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau, cho biết, bây giờ bánh kẹo không đơn thuần là món khoái khẩu của trẻ con mà các bạn trẻ và người lớn tuổi vẫn thích ăn. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu lựa chọn bánh kẹo cao hơn trước. Ngoài hương vị, gia đình chị còn quan tâm đến mẫu mã và các thành phần trong sản phẩm. Được bạn bè giới thiệu, chị đã lựa chọn một số bánh kẹo nhập khẩu cho người thân trong gia đình.
Đặt vấn đề về nhãn phụ và hạng sử dụng các loại bánh kẹo nhập khẩu, anh Nguyễn Tuấn An, Phường 7, TP. Cà Mau, chia sẻ: “Tôi thường đặt mua bánh, kẹo nhập khẩu ở các shop online trên mạng xã hội. Từ trước đến nay, tôi không quan tâm đến nhãn phụ trên bao bì sản phẩm. Mua bánh về thì tôi đã hoàn toàn tin tưởng và an tâm sử dụng vì cho rằng hàng ngoại thì chất lượng luôn tốt”.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh đã phát hiện nhiều sản phẩm bánh kẹo ngoại không có nhãn mác theo quy định, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt. Chi cục phó Chi cục ATVSTP tỉnh Phạm Văn Hưng thông tin: “Chính phủ đã quy định rõ về nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Theo đó, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.
“Chi cục ATVSTP thường xuyên kết hợp với Sở Công thương tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh bánh kẹo về các thủ tục hành chính, hạn sử dụng bánh, nhãn mác trên bao bì sản phẩm. Các trường hợp vi phạm tập trung chủ yếu ở các cơ sở nhỏ lẻ. Số lượng hàng hoá vi phạm ít và có giá trị nhỏ nên khi phát hiện đoàn kiểm tra tịch thu hàng hoá vi phạm, đồng thời tuyên truyền, vận động các cơ sở thực hiện đúng theo quy định của pháp luật”, ông Hưng cho biết thêm.
Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh kẹo trong tỉnh còn nhỏ lẻ nên việc hoàn thành các hồ sơ tự công bố sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Cộng thêm sự bùng nổ kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu đang diễn ra ồ ạt qua mạng xã hội càng làm cho việc kiểm tra, kiểm định không thuận lợi. Bởi thế, khi mua hàng hoá có xuất xứ từ nước ngoài, khách hàng phải hết sức tỉnh táo và kiểm tra đầy đủ các thông tin trên bao bì sản phẩm, tránh trường hợp “tiền mất, tật mang”./.
Trầm Ngọc