Với mong muốn chia sẻ một phần khó khăn với những người nghèo,ữngtấmlngthiệnnguyệcá cược bóng đá châu á ốm đau, hoạn nạn, nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm sẵn sàng ra công, giúp sức mà chẳng hề suy tính thiệt hơn...
Bà Mao (đứng thứ 2 từ trái qua) trong một lần tham gia chương trình từ thiện.
Khoảng 11 giờ trưa, khi chương trình “Cảm thông và chia sẻ” kết thúc gần 1 giờ đồng hồ, bà Nguyễn Thị Mỹ Hoa, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, vội vàng đến nhà anh Nguyễn Văn Xuân, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, nơi diễn ra chương trình. Mặt nhễ nhại mồ hôi, bà Hoa cho biết: “Những lần trước, khi đi chương trình diễn ra có người cho bà quá giang, lần này người đó không đi, phải đi xe ôm, nên đến trễ”.
Hoàn cảnh bà Hoa cũng chẳng mấy dư dả, mỗi ngày bà đi mua bán ve chai, ngày cũng chỉ được vài chục đến hơn trăm ngàn đồng. Thế nhưng, khi nghe chương trình “Cảm thông và chia sẻ” diễn ra, dù xa, dù gần bà đều tích cực tham gia. Theo bà Hoa, dẫu mình lao động cực khổ mới có tiền, thậm chí nhiều lúc cũng không tránh khỏi túng thiếu, nhưng nhiều người còn khổ hơn mình, nên hàng tháng bà cũng dành dụm chút ít, hy vọng, giúp mọi người vượt qua lúc khó khăn, có được cuộc sống tốt hơn.
Trò chuyện ít câu, bà liền trao 200.000 đồng vào tay anh Xuân và không quên căn dặn: “Hoàn cảnh khó khăn, thì mình phải biết vươn lên nghe con. Ráng mà trị hết bệnh còn lo cho mấy đứa nhỏ đi học. Mọi người đã quan tâm, giúp đỡ mình, thì con phải biết cố gắng, đừng phụ lòng mọi người”.
Dặn dò anh Xuân mấy lời, uống vội ly nước, bà Hoa lại vội vã lên xe ra về, bà bảo rằng, hôm nay có người kêu bán ve chai, bà tranh thủ đi chương trình buổi sáng, để buổi chiều còn kịp đi mua. Ở tuổi 63 nhưng bà Hoa luôn tích cực lao động, với bà còn đi làm được là bà còn khỏe. Với lại, cũng có điều kiện để có thể giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Cũng với mong muốn chia sẻ khó khăn với người nghèo, bà Nguyễn Thị Mao, ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, luôn sẵn sàng đóng góp để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Bà kể, bà tham gia công tác từ thiện khi còn trẻ, lúc đó, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà phải đi nấu đám thuê cho người khác để chăm lo cho cuộc sống của gia đình, nhưng bà vẫn tích cực tham gia công tác từ thiện ở địa phương.
Với quan niệm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, những năm qua, bà Mao không ngại khó khăn, vất vả đi vận động các mạnh thường quân, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cho các gia đình có nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Chính sự giúp sức của bà mà nhiều hoàn cảnh đã từng bước vươn lên. Như trường hợp của gia đình anh Thạch Riêng, ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A.
Gia đình anh Riêng thuộc diện hộ nghèo, trước đây anh bị bệnh sỏi túi mật, sỏi gan cần phẫu thuật. Trong khi đó, hoàn cảnh nghèo khó không có tiền, bà Mao đã cho gia đình mượn 7 triệu đồng và vận động sự đóng góp của mọi người để đưa anh Riêng đi phẫu thuật. Ngoài ra, bà còn làm đơn gửi về chương trình “Khát vọng sống” để hỗ trợ gia đình. Sau khi chương trình thực hiện, gia đình đã được mọi người hỗ trợ một số tiền để anh Riêng trị bệnh và xây dựng căn nhà tình thương.
Căn nhà của gia đình anh Riêng được hỗ trợ 20 triệu đồng, thế nhưng khi làm nhà chi phí lên đến 37 triệu đồng, trong khi gia đình không có khả năng đóng góp. Lúc đó, chính quyền địa phương hỗ trợ 2 triệu đồng, phần còn thiếu bà Mao đã bỏ tiền túi để bù vào, giúp gia đình có căn nhà vững chãi để ở.
Dẫu mỗi người mỗi nghề, nhưng tất cả họ đều có chung một tấm lòng thiện nguyện và cảm thấy hạnh phúc khi được sẻ chia. Thời gian qua, chính những việc làm “lá lành đùm lá rách” ấy, đã góp phần làm vơi bớt khó khăn cho những người yếu thế. Từ đó, tiếp thêm niềm tin, nghị lực, để mọi người vượt qua khó khăn, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU