【kq anh a】Mưu sinh tuổi xế chiều
Trong cuộc đời,ưusinhtuổixếchiềkq anh a ai cũng mong muốn có cuộc sống viên mãn, an hưởng tuổi già bên con cháu. Nhưng vì những lý do khác nhau mà nhiều người phải bươn chải mưu sinh khi tuổi đã xế chiều.
Ông Bảy đang làm nghề đào, chở đất thuê trên ruộng mùa nước nổi.
Trong những ngày rong ruỗi khắp con phố, đường quê, tôi thường bắt gặp hình ảnh các cụ già ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn còn phải lo bươn chải mưu sinh. Để có được đồng tiền nuôi sống bản thân, nhìn các cụ như quen rồi công việc nắng mưa, khi người thì bán vé số, người bán hàng rong, người nhặt rác ve chai, người suốt ngày ngâm mình dưới nước làm nghề lặn đất thuê. Rồi ai cũng đến lúc phải già yếu, ốm đau, mỗi người tùy thuộc vào hoàn cảnh xuất phát điểm và trong lát cắt cuộc sống ấy có những cụ già hạnh phúc, được con cháu chăm sóc hưởng an nhàn, nhưng còn rất nhiều phận người cao tuổi kém may mắn, phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Họ chỉ hy vọng có thêm ít tiền để trang trải sinh hoạt gia đình. Cũng giống như ông Trần Văn Bảy, ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, năm nay đã 78 tuổi, vậy mà ông đâu được thảnh thơi. Nhìn đôi mắt ông như đã khô cạn, mái tóc đã bạc phơ, làn da đen sạm bởi gió mưa, nhưng vẫn phải đào chở từng cục đất để mưu sinh.
Chia sẻ với tôi về cuộc đời của cha mình, chị Trần Thị Mai, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, là con gái thứ 5 của ông Bảy, cho biết: “Ba tôi là người hiền lành và rất thương yêu vợ con. Nhà nghèo không ruộng đất, mẹ mất sớm, một mình ba làm lụng nuôi sống 5 đứa con”. Mùa nắng ai kêu gì ông Bảy làm nấy, mùa mưa nước nổi đầy đồng thì ông đi lặn đất mướn. Thấy ông vất vả suốt ngày ngâm mình dưới nước, con cái khuyên ông nghỉ ngơi, hay tìm việc nhẹ hơn mà làm. Ông nhìn các con rồi lắc đầu ngoai ngoái, phán liền một câu: “Ba quen rồi cái nghề sống cùng “hà bá” dưới sông”, từ lúc 15 tuổi nên không bỏ được”.
Ông Bảy cho rằng nghề này cũng không bạc đãi mình, hôm nào trời nắng ấm ông lặn được nhiều ghe đất thì ngày đó hũ gạo được đong đầy hơn. Vì vậy, đã hơn 60 năm trôi qua, ông Bảy nhất quyết không bỏ nghề lặn đất thuê. Ông nói với tôi số ông là số nghèo, mở mắt chào đời thì cha mẹ ông đã nghèo sẵn trước rồi. Lớn lên ông chỉ biết theo cha làm thuê kiếm sống, ông không được học hành, một chữ bẻ đôi cũng không biết. Nhờ nghề lặn đất nên không cần chữ, không cần vốn, chỉ cần kiên trì nhẫn nại chịu cực, chịu lạnh là được. Để có được ghe đất san lấp lung bàu, hay ao mương, vườn nhà cho người chủ thuê, người làm nghề này phải đối mặt với nhiều thứ thường gặp như bị mẩn ngứa, bị miểng chai, miểng sành cắt đứt tay, chân, bệnh thối tai, thối mũi, đau mắt… do tiếp xúc lâu ngày với môi trường nước bị ô nhiễm.
Nguy cơ bệnh tật là vậy, nhưng ông Bảy và một số người khác nào đâu bỏ được nghề. Ông nói hôm nào không có ai kêu chở đất, lặn đất thì ông cảm thấy buồn vì nhớ việc. Ông cho biết nhờ nghề này mà ông nuôi được 5 người con khôn lớn, giờ thì ông cũng đã dựng vợ, gả chồng xong hết cho các con, ai nấy đều có cuộc sống riêng tư, nhưng cũng giống ông tất cả cũng đều nghèo, cũng sống bằng nghề lặn đất.
Anh Hậu, con ông Bảy, cho biết thời gian dành cho người làm nghề này cũng không nhiều trong năm. Năm nào nước lũ về sớm và nhiều thì còn làm được 1-2 tháng, còn nước ít như năm nay thì cha con anh làm cũng không được bao lâu vì không có ai thuê. Tranh thủ khi có người thuê, gia đình anh 5-7 người, mỗi ngày có thể đào, móc lấy đất mặt ruộng trên gò cao, chở san lấp nơi ruộng trũng thấp, ngày cũng được vài trăm ngàn đồng/người. Cái lo nhất của người làm nghề này là những tháng thất nghiệp mùa khô. Đây là thời điểm máy móc ra đồng vào vụ, làm nhanh hơn người và giá cả cũng có phần rẻ hơn so với người làm thủ công nên ít người thuê mướn.
Chia tay gia đình ông Bảy, tôi trở về phố huyện, cũng là lúc trời đã xế chiều, trên con đường nhựa phẳng phiu, mây đen vần vũ cả một góc trời, nhớ lại dáng ông gầy gò, liêu xiêu ôm từng cục đất lên ghe giữa cánh đồng mênh mông nước, lòng tôi như trĩu nặng. Tôi chợt nghĩ, phía sau mỗi phận đời neo đơn khốn khổ luôn có một câu chuyện được giấu kín. Nhưng điều đáng trân trọng là những người lớn tuổi này vẫn luôn cố gắng, nỗ lực làm việc tự nuôi sống bản thân, không trông chờ ỷ lại.
Bài, ảnh: QUANG HẢI