【bang xep hang u17】Cải cách quản lý hộ kinh doanh: “1 mũi tên trúng 2 đích”

cai cach quan ly ho kinh doanh 1 mui ten trung 2 dich

Tổng thu ngân sách Nhà nước và mức thuế áp dụng với nhóm hộ kinh doanh là rất thấp. Ảnh: Thu Hằng.

Ngành Thuế đặt ra mục tiêu để hơn 1,ảicáchquảnlýhộkinhdoanhmũitêntrúngđíbang xep hang u177 triệu hộ kinh doanh cá thể, 72.000 người có nhà cho thuê, 2 triệu người nộp thuế trước bạ và trên 16 triệu hộ/cá nhân nộp thuế phi nông nghiệp có thể khai thuế qua mạng internet và tiến tới nộp thuế điện tử.

Nhưng quản lý thuế hộ kinh doanh được xem là khu vực nhạy cảm, vì thế thời gian qua ngành Thuế dồn lực để cải cách quản lý thuế nhằm chống thất thu ngân sách và ngăn chặn tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ thuế.

Xóa khoảng tối

Thời gian qua, ngành Thuế khá “đau đầu” về quản lý thuế đối với nhóm hộ kinh doanh. Một phần là do công tác cải cách thủ tục hành chính thuế đối với người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh (thuế GTGT, thu nhập cá nhân hộ kinh doanh, thuế trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp...) chưa có sự đổi mới căn bản, việc tổ chức thu thuế còn chưa tạo thuận lợi cho người dân. Cách tính thuế phức tạp, người nộp thuế không thể tự tính được số thuế phải nộp dẫn tới tình trạng kém minh bạch trong cách ấn định thuế của cơ quan Thuế. Việc công khai thông tin còn hạn chế, vai trò giám sát của các cấp chính quyền và người dân chưa đi vào thực tế dẫn tới thỏa thuận ngầm giữa cán bộ thuế và hộ kinh doanh nhằm chung chi tiền thuế.

Theo nhận xét của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 do Tổng cục Thuế tổ chức cuối tháng 3-2015, đây là một khoảng tối mà ngành Thuế chưa triển khai mạnh. Từ đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đặt ra yêu cầu, cho dù số thu ở nhóm hộ kinh doanh không cao nhưng không thể vì thế mà không có giải pháp cải cách căn bản.

Trong khi đó, đặc thù của hộ kinh doanh đa phần có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, chủ yếu một người kinh doanh; đối tượng kinh doanh thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau; nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều hộ kinh doanh chưa cao. Nhiều hộ kinh doanh nộp thuế khoán do không phải thực hiện sổ sách kế toán, không phải chứng minh hàng hoá đầu vào nên đã lợi dụng sử dụng hoá đơn nhằm hợp thức hoá chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng tiền ngân sách.

Điều này khiến cho nhiều cục Thuế lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã mất rất nhiều nguồn lực tài chính, nhân lực, thời gian để thu thuế đối với nhóm hộ kinh doanh.

Hà Nội hiện là địa phương có số hộ kinh doanh, cũng như số thuế khoán lớn nhất cả nước, với gần 150 nghìn hộ kinh doanh và tính bình quân 1 cán bộ thuế quản lý trên dưới 250 hộ.

Theo Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, Hà Minh Hải, để tạo sự đồng thuận của hộ kinh doanh và chống thất thu ngân sách, Cục Thuế Hà Nội áp dụng biện pháp công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp thuế khoán và các hộ thuộc diện không chịu thuế GTGT do có doanh thu dưới ngưỡng trên website của Cục nhằm tạo công bằng xã hội. Cùng với việc hoàn thiện các chính sách thuế, Cục Thuế Hà Nội hiện đại hóa công tác quản lý thuế, áp dụng công nghệ thông tin ở hầu hết các khâu quản lý để giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế và giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thuế.

“Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh tại các khu vực xa trung tâm hoặc không có điểm thu NSNN của các ngân hàng thương mại, các Chi cục Thuế giao nhiệm vụ cho cán bộ thuộc đội thuế liên xã phường tổ chức thu thuế bằng biên lai theo quy định. Cục Thuế Hà Nội nghiêm cấm mọi trường hợp nhờ cán bộ thuế nộp hộ tiền thuế”- ông Hà Minh Hải chia sẻ.

Điện tử hóa

Trong Báo cáo nghiên cứu “Nguy cơ tham nhũng trong khu vực hộ kinh doanh tại Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây cho thấy, 50% số hộ kinh doanh trong diện khảo sát đã chấp nhận đề nghị chi một khoản tiền lót tay do cán bộ thuế đưa ra để hai bên cùng có lợi. Và có trên 60% hộ kinh doanh nhận thức được rằng việc các hộ kinh doanh và cán bộ thuế câu kết với nhau để hai bên cùng có lợi về mặt tài chính là một thực tế phổ biến.

Để ngăn chặn tiêu cực và tạo đột phá cải cách quản lý hộ kinh doanh, theo Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Thu nhập cá nhân- Tổng cục Thuế, Tạ Thị Phương Lan, kể từ ngày 30-7-2015 (thời điểm Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn một số quy định về quản lý hộ kinh doanh có hiệu lực), Bộ Tài chính đã sửa đổi căn bản chính sách thuế và phương pháp quản lý thuế GTGT và thuế Thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, giải quyết được những bất cập về cách tính thuế phức tạp và đặc biệt không nhằm tăng thu đối với nhóm này.

Trong đó, tập trung đơn giản hóa, minh bạch hóa việc khai thuế, tính thuế thông qua việc xác định theo tỷ lệ doanh thu, khai thuế 1 lần/năm, nộp thuế 4 lần/năm và không phải quyết toán thuế vào cuối năm; thực hiện công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành Thuế về doanh thu khoán và mức thuế khoán chính thức của từng hộ kinh doanh để tăng cường kiểm tra, giám sát của người dân, cơ quan ban ngành tại địa phương, cơ quan Thuế cấp trên đối với việc xác định mức thuế khoán cũng như trong quá trình quản lý thuế; áp dụng phương pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hộ kinh doanh theo các đối tượng như: Cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh tại chợ biên giới; cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản (cát, đá, sỏi, gỗ, sản phẩm từ gỗ,...); cá nhân kinh doanh có mức doanh thu tính thuế bất hợp lý so với chi phí (diện tích kinh doanh, thuê địa điểm, giá trị tài sản, trang thiết bị, cửa hàng, kho tàng, chi phí điện, chi phí nước)…; cá nhân nộp thuế khoán nhưng thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên nhưng không thành lập doanh nghiệp.

Đồng thời, ngành Thuế đặt ra mục tiêu để hơn 1,7 triệu hộ kinh doanh cá thể, 72.000 người có nhà cho thuê, 2 triệu người nộp thuế trước bạ và trên 16 triệu hộ/cá nhân nộp thuế phi nông nghiệp có thể khai thuế qua mạng internet và tiến tới nộp thuế điện tử.

Tổng cục Thuế phối hợp với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư khuyến khích các hộ kinh doanh đủ điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chuyển thành doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế, tiến tới sự minh bạch, bình đẳng trong thực hiện pháp luật về kinh doanh và pháp luật về thuế của các hộ kinh doanh.