Giải pháp từ thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đón đầu các thói quen tiêu dùng mới Chung tay giảm rác thải nhựa - Bài 1: Nhận diện nguy cơ từ thói quen tiêu dùng Điều chỉnh thói quen tiêu dùng để không “tiếp tay” cho hàng giả |
Để giúp các doanh nghiệp bắt kịp xu hướng,ữngchuyểnbiếnđángchúýtrongthóiquentiêudùngcủangườiViệsoi kèo atletico mineiro Cốc Cốc đã thực hiện nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu của 30 triệu người dùng trên trình duyệt và công cụ tìm kiếm, kết hợp khảo sát trực tuyến trên phạm vi toàn quốc và mới cho ra mắt Báo cáo “Những xu hướng mới của người tiêu dùng Việt”.
Báo cáo mang đến góc nhìn về một bối cảnh kinh tế với những xu hướng đang diễn ra trong các lĩnh vực: Mua sắm, Giải trí, Tài chính, Ăn uống và Làm đẹp. Cùng khám phá và xem xét cách thức người tiêu dùng đang lựa chọn các sản phẩm - dịch vụ, Cốc Cốc hy vọng rằng Quý doanh nghiệp sẽ có thêm những gợi mở về cách thức tiếp cận và chinh phục người dùng tiềm năng.
Xu hướng 1: Livestream - Hơn cả một hình thức tương tác
Sự lên ngôi của các nền tảng phát video kéo theo sự thay đổi trong cách tiếp cận của các nhãn hàng tới người tiêu dùng, Livestream ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Theo khảo sát, có 77% đáp viên đã từng xem Livestream bán hàng và 71% trong số đó đã từng mua hàng qua Livestream.
67% người được hỏi thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981 - 1996) và 51% thuộc thế hệ Gen Z (1997 - 2012) cho biết họ đã từng xem và mua hàng qua Livestream, đây là lực lượng chính trong xu hướng mua sắm này.
Theo khảo sát của Cốc Cốc, 50% đáp viên sẽ nhanh tay “thêm vào giỏ hàng” khi gặp một sản phẩm họ yêu thích và 27% sẽ chốt đơn thanh toán liền tay ngay trên sóng Livestream. Quần áo, phụ kiện thời trang là sản phẩm được săn đón nhiều nhất trong các phiên livestream với gần ½ người tiêu dùng lựa chọn. Các phiên Livestream chủ yếu được phát sóng trên các mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử. Tiktok - Facebook - Shopee là 3 nền tảng đang dẫn đầu trong cuộc đua này.
Xu hướng 2: Sức tác động khổng lồ từ Video và Influencers
Theo khảo sát của Cốc Cốc, có 39% đáp viên cho biết họ dành hơn 60 phút mỗi ngày để xem Video. Trong đó có 44% là người dùng thế hệ Gen Z, với các gen khác thì tỷ lệ này dao động từ 25 - 33%. 57% người tiêu dùng có thói quen xem những video có thời lượng dưới 10 phút, 43% có thói quen xem những long-form video từ 10 phút trở lên, chủ yếu là người tiêu dùng thuộc thế hệ X.
Theo số liệu thống kê, các video được sáng tạo bởi chính người dùng mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn 184% so với các video thông thường được phân phối bởi các nhãn hàng/ tổ chức. Từ đó, khái niệm Influencers xuất hiện, đây là những “chuyên gia” trong một/ một vài lĩnh vực, có tầm ảnh hưởng đối với tập người dùng nhất định. Những nội dung được các Influencers đưa ra có khả năng tạo nên xu thế trong thị trường mục tiêu của họ.
Xu hướng 3: Thắt chặt chi tiêu và cao cấp hóa
Năm 2023, kinh tế thị trường ảm đạm, người lao động ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng. 44% người dùng có thái độ “lạc quan”, 21% “bi quan” và 35% “giữ nguyên” về tình hình tài chính trong vòng 1 năm sắp tới. Theo đó, có 65% người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn “thắt chặt chi tiêu”. Theo khảo sát của Cốc Cốc, Giải trí bên ngoài - Di chuyển/ Du lịch - Ăn ngoài là top 3 nhu cầu sẽ được người Việt dự kiến chi ít hơn trong 12 tháng tới.
Ngược lại, có tới 80% người dùng thuộc nhóm có tình hình tài chính “lạc quan” hay “giữ nguyên” cho biết họ sẵn sàng chi nhiều hơn cho những trải nghiệm sản phẩm & dịch vụ cao cấp. Người tiêu dùng càng “lạc quan” về tình hình tài chính thì họ càng ưu tiên trải nghiệm cao cấp ở mức độ cao hơn, đặc biệt là với nhóm nhu cầu về Giáo dục với 42% đáp viên lựa chọn.
Xu hướng 4: Lành mạnh từ lối sống tới làm đẹp
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, có tới 76% cho biết họ sẵn sàng chia sẻ cách thức ăn uống lành mạnh với những người xung quanh.
Về chế độ ăn uống, 44% đáp viên cho biết họ quan tâm tới vấn đề tăng cường sức khỏe. Trong đó, Eat clean là xu hướng nổi bật với hơn 1/2 số người được khảo sát lựa chọn; 43% cho biết vấn đề bảo vệ môi trường cũng được đưa lên bàn cân so sánh lựa chọn tiêu dùng của họ; 30% chú trọng và đòi hỏi nhiều hơn về tính chất tốt và đủ cho sức khỏe của các loại thực phẩm đóng gói như mì, phở, bún, hủ tiếu, miến, cháo ăn liền; Gần 60% người tiêu dùng lựa chọn tự sơ chế nguyên liệu và chế biến đồ ăn để có thể chủ động về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh. Đặc biệt, thói quen này diễn ra phổ biến hơn ở nữ giới.
Về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: 65% người tiêu dùng có thói quen lựa chọn và sử dụng các sản phẩm làm đẹp hữu cơ. Hơn một nửa số đáp viên cho biết họ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm hữu cơ trong cả thành phần lẫn bao bì.
Có thể thấy, những xu hướng tiêu dùng mới luôn xuất hiện và thay đổi không ngừng mỗi năm. Việc bám sát các nguồn dữ liệu nghiên cứu thị trường uy tín, với những phân tích cụ thể, sâu sát các biến động trong hành vi người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu, tìm ra cách thức tiếp cận phù hợp, từ đó tăng tỷ lệ chinh phục khách hàng tiềm năng.