【bang xep.hang y】Bắt tay kiểm soát chất lượng hàng hoá để chinh phục thị trường khó tính
Nhãn,ắttaykiểmsoátchấtlượnghànghoáđểchinhphụcthịtrườngkhótíbang xep.hang y vải “xuất ngoại” chinh phục thị trường khó tính Để thủy sản xuất khẩu bền vững cần giải bài toán chất lượng, thị trường |
Doanh nghiệp kết nối với các hệ thống phân phối trong khuôn khổ hội nghị. Ảnh: N.H |
Sáng 8/3, Ban chỉ đạo Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam TPHCM tổ chức Hội nghị kết nối xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng hàng Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đánh giá, năm 2023, với nhiều giải pháp đã được triển khai quyết liệt, tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Hai tháng đầu năm 2024, kinh tế TPHCM tiếp tục đà phục hồi, có nhiều dấu hiệu khởi sắc; chỉ số sản xuất công nghiệp IIP toàn ngành tăng 4,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 11,6%, tổng thu ngân sách nhà nước tăng 13,7%, tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 14,8%...
Trong đó, theo bà Yến, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã phát huy vai trò của doanh nghiệp Việt, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam. Cuộc vận động đã gắn với nhiều Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, tạo sức lan tỏa lớn. Qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt, phát huy được sức mạnh nội lực, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của kinh tế Thành phố.
Tuy nhiên, vẫn cần có những giải pháp căn cơ, cụ thể để nâng cao chất lượng cuộc vận động, tạo sự chuyển biến về nhận thức từ trong các giới, các tầng lớp nhân dân; trong hệ thống chính trị là chuyển từ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang “Hàng Việt chinh phục người Việt”.
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của các đơn vị thu hút nhiều khách tham quan. Ảnh: N.H |
Theo đó, bà Yến cho biết, trong số những giải pháp đã triển khai, Ban chỉ đạo đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng chuỗi cung ứng hàng Việt Nam thật sự bền vững, theo hướng hiện đại - minh bạch - an toàn - hiệu quả. Đó là chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp tham gia phải có tinh thần minh bạch, trách nhiệm; sản xuất trung thực, phân phối trung thực. Đây cũng chính là tiền đề định hướng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng Việt, đủ tiêu chuẩn cho người Việt, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập và hướng đến những thị trường xuất khẩu khó tính.
“Hàng Việt chinh phục người Việt là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp làm ăn chân chính, có tầm nhìn dài hạn và có trách nhiệm. Chúng tôi nhận ra nhiều doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm mà họ và người thân sẵn sàng sử dụng; nhiều hệ thống phân phối xem vấn đề kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng hàng hoá là yếu tố sống còn. Đây là điều rất đáng mừng, cũng là điều kiện cần để Ban Chỉ đạo đề ra Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hoá” – bà Yến cho biết.
Bà Yến kỳ vọng đây sẽ là một trong những viên gạch đầu tiên để bắt đầu xây dựng Chuỗi cung ứng hàng Việt thật sự bền vững, sẵn sàng chinh phục người tiêu dùng Việt và sẵn sàng xuất khẩu đến những thị trường khó tính.
Theo đó, tại hội nghị diễn ra 3 nội dung ký kết trong Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TPHCM. Thứ nhất, ký thỏa thuận triển khai Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa 6 hệ thống phân phối hàng đầu, gồm: Saigon Co.op, Satra, AEON, Central Retail, MM Mega Market, Bách Hóa Xanh. Thứ hai, ký bao tiêu sản phẩm của nhà cung cấp có trách nhiệm tiên phong tham gia Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa. Thứ ba, Sở Công Thương và Sở Thông tin - Truyền thông ký thỏa thuận hợp tác triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển kênh bán hàng trực tuyến, triển khai tập huấn bán hàng trực tuyến tại chợ truyền thống.
Là một trong số các đơn vị tham gia ký kết lần này, đại diện Saigon Co.op cho biết, đơn vị ký kết với 6 doanh nghiệp và HTX cung ứng thịt gia súc, gia cầm, rau an toàn, trái cây… Hiện mỗi tháng, 6 đơn vị này cung ứng trung bình 500 tấn hàng hóa đến các hệ thống phân phối của Saigon Co.op. Việc hợp tác này nhằm kết nối, hỗ trợ phát triển thị trường cho hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm đặc sắc của TPHCM cạnh tranh với hàng nhập khẩu và định hướng xuất khẩu.
Theo đó, Saigon Co.op sẽ tiếp tục khai thác triệt để cầu nối xuất khẩu là đối tác chiến lược NTUC FairPrice (Singapore) để đưa các mặt hàng sản xuất trong nước ra thị trường quốc tế. Trong năm 2023, Saigon Co.op xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ hải sản của Việt Nam sang thị trường Singapore với tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 90 tỷ đồng thông qua đối tác chiến lược NTUC FairPrice.