Thời gian qua,ịtrườngchứngkhoánđãquađáyngắnhạlịch thi đấu giải vô địch quốc gia nhật bản thị trường đã có những lúc chạm ngưỡng dưới 753 điểm, và theo kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật của tôi thì khả năng thị trường về lại vùng này là khó. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường đã qua đáy ngắn hạn và giao dịch ổn định trong thời gian ngắn tới – Đây là nhận định của bà Trần Thu Vân, Giám đốc Môi giới Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) chi nhánh Hoàn Kiếm khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
|
PV: Thưa bà, mặc dù một vài phiên gần đây, thị trường có vẻ “xanh” lại, nhưng trước đó là cả một chuỗi dài các phiên “đỏ lửa”. Bà đánh giá gì về thị trường trong giai đoạn này?
- Bà Trần Thu Vân:Cho tới thời điểm trước khi thị trường có nhịp giảm điểm mạnh thì chỉ số VN-Index đã tăng 16,7% so với đầu năm 2017 - đây là mức tăng tốt nhất một vài năm gần đây. Việc đầu tháng 7, thị trường liên tiếp có khoảng gần 2 tuần biến động giảm điểm, theo tôi, chỉ nên được xem là giai đoạn điều chỉnh của chỉ số sau một quãng thời gian tăng “nóng” mà thôi.
Thực tế cho thấy, 2 phiên gần đây thị trường đã tăng trở lại 13 điểm, xác nhận quá trình điều chỉnh giảm trước đó đã kết thúc. Thời gian tới, có thể chỉ số sẽ ổn định xung quanh ngưỡng 770 - 780 điểm một thời gian (có thể 1 - 2 tháng) trước khi tạo thành xu hướng tăng điểm tiếp theo vào gần cuối năm.
PV: Diễn biến thị trường cho thấy, “sóng” kết quả kinh doanh (KQKD) quý II/2017 dường như không nhiều. Vậy, trong thời gian tới, khi thông tin hỗ trợ khá “trũng”, liệu có lo ngại về khả năng điều chỉnh mạnh hơn của thị trường hay không, thưa bà?
-Bà Trần Thu Vân:Tôi không cho rằng, “sóng” vừa rồi hoàn toàn là do kỳ vọng vào KQKD quý II/2017. Thị trường tăng, giảm có khá nhiều lý do. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, mỗi lần doanh nghiệp có KQKD thì chính là quá trình thị trường nhìn nhận lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đang đi đúng định hướng đã đặt ra hay không. Về cơ bản, tôi nhận thấy, KQKD quý II vẫn có nhiều yếu tố tích cực đến từ các nhóm cổ phiếu chủ chốt như: Ngân hàng, thực phẩm, chứng khoán… Tôi tin rằng, KQKD tích cực ở các nhóm này sẽ giúp đà tăng của thị trường duy trì tốt trong năm nay.
Từ đầu năm tới nay, thực tế cũng không có nhiều thông tin mang tính ủng hộ tích cực như những năm trước. Ví dụ, năm 2013 - 2014, giá dầu tăng, hay năm 2016 có “sóng” từ các mã nhà nước thoái vốn… Năm nay là năm khá trầm lắng về các thông tin mang tính thời điểm như vậy.
Tôi cho rằng, thời gian tới, với nền tảng vĩ mô ổn định và sự dẫn dắt của một số dòng chủ chốt như ngân hàng, chứng khoán, một số ngành khác sẽ vẫn giúp cho thị trường tăng điểm. Tuy nhiên, khả năng tăng mạnh được như từ đầu năm cho tới nay khó xảy ra hơn. Có lẽ, đâu đó cuối năm, chỉ số có thể chỉ dừng ở mức xung quanh 800 điểm.
PV: Có một diễn biến dễ nhận thấy là sự tích cực của dòng tiền khối ngoại. Liệu rằng dòng tiền này có đủ sức để dẫn dắt tâm lý của nhà đầu tư nội trên thị trường trong những phiên tới hay không, thưa bà?
- Bà Trần Thu Vân:Dòng tiền ngoại nhiều năm nay đóng vai trò rất quan trọng đối với thị trường. Từ đầu năm tới nay, giao dịch khối ngoại chiếm khoảng hơn 20% là một con số rất lớn, do thanh khoản trung bình phiên 6 tháng đầu năm đã đạt gần 4.500 tỷ đồng/phiên, tăng 45% so với năm 2016.
Tôi nhận thấy rằng, dòng tiền mua ròng của khối ngoại cũng chỉ tập trung vào các mã có vốn hóa lớn và có nền tảng kinh doanh tương đối ổn định. Phần lớn giao dịch tập trung vào VNM, DHG và một vài mã khác. Dòng tiền này rõ ràng đóng góp vào mức tăng riêng của từng mã được mua, và mức tăng chung của toàn thị trường. Sắp tới, nếu khối này tiếp tục mua ròng, chắc chắn vẫn có đóng góp nhất định cho nhịp tăng của thị trường.
PV: Bà khuyến nghị gì cho nhà đầu tư trong ngắn và trung hạn? Nếu được chọn bà sẽ chọn nhóm cổ phiếu nào để đầu tư trong giai đoạn này? Vì sao?
- Bà Trần Thu Vân: Chúng tôi nhận thấy, dòng dẫn dắt nhịp tăng điểm của thị trường năm nay là cổ phiếu ngân hàng. Ngoài ra, chúng tôi cũng cho rằng, một số dòng cổ phiếu sẽ thu hút được dòng tiền là các dòng như chứng khoán, thủy điện, cao su, và một vài mã có KQKD tích cực khác như VCS, APC, FPT…
Các dòng cổ phiếu này đều có thể khả quan cả trong ngắn và trung hạn. Đây đều là những cổ phiếu có bước tiến mới về KQKD và đang được hưởng lợi chung từ sự phục hồi của ngành, nền kinh tế.
PV: Xin cảm ơn bà!
Duy Thái