Empire777

Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đối mặt nguy cơ mất thị phần vì chi phí logisticsVướng mắc chậm tháo soi keo southampton

【soi keo southampton】Hải quan đưa mặt hàng hồ tiêu ra khỏi danh mục áp dụng phân luồng Vàng

Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đối mặt nguy cơ mất thị phần vì chi phí logistics
Vướng mắc chậm tháo gỡ,ảiquanđưamặthànghồtiêurakhỏidanhmụcápdụngphânluồngVàsoi keo southampton doanh nghiệp khó càng thêm khó
Giá xuất khẩu tiêu cao nhất kể từ năm 2018, Bộ Công Thương khuyến cáo gì?
Sản lượng hồ tiêu có thể giảm tới 30%
Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu chỉ đăng ký xuất nhập khẩu theo dạng hàng hóa nông sản. Ảnh: ST
Doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu chỉ đăng ký xuất nhập khẩu theo dạng hàng hóa nông sản. Ảnh: ST

Lý do Hải quan phân luồng Vàng

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), thông tin từ một số DN xuất khẩu hồ tiêu, tỷ lệ tờ khai luồng Vàng (kiểm tra hồ sơ) đối với hồ tiêu xuất khẩu đã tăng từ 8% lên đến 60% và tập trung chủ yếu ở mặt hàng tiêu đen, thậm chí có DN trên 95% lô hàng xuất khẩu phân luồng Vàng, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho DN khi chi phí gia tăng, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Ngày 21/7/2021, Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) đã có văn bản trả lời phản ánh của VPA.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, đại diện Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) lý giải, tại Điều 92 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược quy định: Cơ sở kinh doanh dược khi thông quan xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu đối với trường hợp cơ sở xuất khẩu là cơ sở kinh doanh dược.

Ngoài ra, tại Điều 5 Thông tư 03/2016/TT-BYT ngày 21/1/2016 của Bộ Y tế quy định, cơ sở Việt Nam xuất khẩu dược liệu phải đủ điều kiện đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi bán buôn dược liệu.

Về Danh mục dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư 48/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định, mặt hàng Hồ tiêu có mã HS 0904.11.20.

Thông tư số 03/2021/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư 48/2018/TT-BYT loại bỏ một số mặt hàng thuộc Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BYT, trong đó có mặt hàng Hồ tiêu.

Tuy nhiên, tại Điều 3 Thông tư số 03/2021/TT-BYT quy định: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về dược”.

Ngày 25/5/2021, Cục Quản lý Y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế có công văn số 461/YHCT-QLD đề nghị Tổng cục Hải quan triển khai Thông tư số 03/2021/TT-BYT như sau: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BYT được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về dược”.

Trên cơ sở quy định cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan Hải quan áp dụng tiêu chí phân luồng Vàng để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện xuất khẩu đối với những mặt hàng xuất khẩu nhằm mục đích làm thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo các văn bản về dược nêu trên.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiêp

Cũng theo đại diện Cục Quản lý rủi ro, về thủ tục hải quan, hiện nay cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, DN thực hiện khai báo và gửi hồ sơ điện tử, cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ trên hệ thống và thông quan hàng hóa... góp phần tạo thuận lợi cho DN xuất nhập khẩu.

Liên quan đến kiến nghị giảm tỷ lệ phân luồng theo kiến nghị của VPA, qua trao đổi với VPA, hồ tiêu được sử dụng như dược liệu, nhưng các thị trường nhập khẩu đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe đối với mặt hàng là dược liệu nên các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu chỉ đăng ký xuất nhập khẩu theo dạng hàng hóa nông sản, không nhằm mục đích dược liệu.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã đưa mặt hàng hồ tiêu ra khỏi danh mục áp dụng phân luồng Vàng.

Liên quan đến vướng mắc khi triển khai Thông tư 03/2021/TT-BYT của Bộ Y tế và công văn số 461/YHCT-QLD, ngày 15/6/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi Cục Quản lý Y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đề nghị nghiên cứu, rà soát Danh mục tại Thông tư số 48/2018/TT-BYT và Danh mục tại Thông tư số 03/2021/TT-BYT để thống nhất ban hành Danh mục dược liệu. Tuy nhiên, đến nay, Tổng cục Hải quan chưa nhận được ý kiến phản hồi.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan cũng kiến nghị Bộ Y tế rà soát lại các mặt hàng để đảm bảo thống nhất và đề nghị không quy định kiểm tra điều kiện về dược đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Lý do là việc sử dụng vào mục đích gì là do nhà nhập khẩu ở nước ngoài chứ không phải do nhà xuất khẩu Việt Nam.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap