Empire777

Các đối tượng lên mạng xã hội đăng tải thông tin tuyển lao động với mức lư kết quả kazakhstan

【kết quả kazakhstan】Tránh bẫy của tội phạm mua bán người

Các đối tượng lên mạng xã hội đăng tải thông tin tuyển lao động với mức lương từ 15-20 triệu đồng/tháng,ẫycủatộiphạmmuabnngườkết quả kazakhstan có ký kết hợp đồng lao động, làm công việc thoải mái chỉ từ 8-10 giờ/ngày,... nhằm dụ dỗ các nạn nhân sa vào bẫy, rồi lừa bán người sang Campuchia.

Tòa án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử 3 bị cáo về tội mua bán người.

Tòa án nhân dân tỉnh vừa đưa ra xét xử 3 đối tượng là Lê Văn Lợi (sinh năm 1997), Dương Minh Cảnh (sinh năm 2004) và Phạm Văn Nhứt (sinh năm 1996), cùng ngụ huyện Phụng Hiệp về hành vi mua bán người, trong đó bị cáo Lợi được xem là đối tượng cầm đầu trong vụ án.

Làm việc trên máy tính, lương 20 triệu đồng

Hồ sơ vụ án thể hiện, vào khoảng tháng 2-2022, Lê Văn Lợi, trú ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, đang làm thuê tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đó, Lợi vào trang giới thiệu việc làm trên mạng xã hội Facebook để bình luận thì có người tên Tuấn (không rõ nhân thân) nhắn tin với Lợi.

Tuấn đặt vấn đề rủ Lợi sang Campuchia làm việc, với những lời hứa hẹn “chỉ cần biết đánh máy tính, làm cho công ty game, lương 850 USD/tháng, có xe đưa rước từ Việt Nam sang Campuchia, không cần chuẩn bị giấy tờ, mọi chi phí xuất cảnh đều do công ty thanh toán”.

Thấy những lời hứa hẹn “đường mật” nên Lợi đồng ý đi. Sau đó, Tuấn và Lợi kết bạn Zalo với nhau nhằm phục vụ việc bố trí xe đón Lợi. Khi sang Campuchia làm việc được khoảng 4 ngày, thì Lợi biết mình bị Tuấn lừa bán cho Công ty Rick Word tại Campuchia, và bị ép buộc làm công việc lừa đảo khách hàng thông qua app shopee...

Lúc đó, trái ngược với những lời hứa ban đầu, Lợi phải làm việc từ 12-13 giờ/ngày, không được nghỉ trưa, ăn cơm xong thì phải làm tiếp, làm hết giờ không được ra khỏi công ty, nếu trốn ra ngoài bị phát hiện thì sẽ bị đánh. Dù thấy việc làm này trái với ý muốn của mình, nhưng Lợi không dám phản đối mà tiếp tục làm việc theo yêu cầu của công ty.

Khi vào làm cho Công ty Rick Word, Lợi được công ty giao chỉ tiêu mỗi tháng phải lừa đảo số tiền từ 300-500 triệu đồng. Đáng nói là, trong thời gian này, Lợi đã dùng thủ đoạn gian dối để lừa 7 người quen biết với mình sang Campuchia làm việc cũng bằng những lời mời gọi “việc nhẹ, lương cao” như trước đó Lợi bị Tuấn lừa.

Trong đó, có Dương Minh Cảnh, Phạm Văn Nhứt và 4 bị hại khác, để hưởng hoa hồng với số tiền 50 USD/người. Sau khi bị Lợi lừa sang Campuchia, Cảnh và Nhứt lại tiếp tục dùng các thủ đoạn như Lợi để tiếp tục lừa thêm một số bị hại khác nhằm hưởng tiền hoa hồng, rồi sau đó bỏ trốn về nước. 

Luôn cảnh giác với tội phạm mua bán người

Thời gian qua, các trường hợp tội phạm mua bán người như trong vụ án Lê Văn Lợi đã trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong toàn xã hội. Hành vi của các đối tượng đã trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, mà đối tượng tác động chủ yếu là phụ nữ và thanh thiếu niên không nghề nghiệp ổn định, ham muốn việc nhẹ, lương cao.

Theo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh, đối tượng của tội phạm mua bán người có thể là người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân. Các đối tượng phạm tội sử dụng thủ đoạn đăng bài tuyển nhân viên làm việc cho các công ty nước ngoài lên các trang mạng xã hội.

Qua đó, họ tự giới thiệu đang làm việc cho các công ty hoặc có người thân, người quen đang làm việc tại đây với công việc nhẹ nhàng, lương cao chỉ cần biết sử dụng máy vi tính, không cần thành thạo, làm việc trên các app game, app hẹn hò có thu nhập cao từ 18-20 triệu đồng/tháng và được hưởng thêm hoa hồng khi vượt chỉ tiêu.

Khi người lao động có nhu cầu đi làm, công ty ở nước ngoài sẽ bố trí đưa đón không cần phải tốn chi phí đi lại, nhưng chủ yếu tổ chức cho nạn nhân xuất cảnh trái phép tại các cửa khẩu giáp biên giới thuộc địa phận các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Long An…

Sau khi bị bán cho các công ty, nạn nhân bị bóc lột sức lao động, làm việc quá thời gian quy định (từ 12-16 giờ/ngày) trên các app lừa đảo nhằm thu lợi bất chính cho công ty. Nhất là bị hành hạ đánh đập, tước mất quyền công dân và quyền con người dẫn đến tinh thần suy sụp, sợ hãi hoặc từ nạn nhân sẽ trở thành kẻ buôn bán người.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó trưởng Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, Viện KSND tỉnh, kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong vụ án của Lê Văn Lợi, cho biết, quá trình điều tra vụ án cho thấy, nếu làm việc không hiệu quả, các nạn nhân sẽ bị bán qua lại cho nhiều công ty khác nhau.

Nếu muốn trở về nước, nạn nhân phải trả cho các đối tượng tại Campuchia số tiền lên đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp gia đình nạn nhân muốn tìm kiếm người thân, phải tốn kém tiền bạc để tìm người môi giới chuộc các nạn nhân bị mua bán trở về. Đặc biệt, những người thân đi tìm người nhà dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân của đối tượng mua bán người hoặc các đối tượng phạm tội khác.

Thực tế cho thấy, để đấu tranh với tội phạm mua bán người, cùng với tinh thần cảnh giác của người dân, các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa nhằm nắm chắc tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, có kế hoạch phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ việc. Từ đó, làm tốt công tác răn đe, giáo dục và phòng ngừa hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này.

Bài, ảnh: B.B

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap