【tỷ số trận leipzig】Thị trường chứng khoán: Tâm lý cải thiện rõ nét, dòng tiền xoay vòng
Thị trường chứng khoán (TTCK) tuần 5/12 - 9/12 ghi nhận 3 phiên tăng,ịtrườngchứngkhoánTâmlýcảithiệnrõnétdòngtiềnxoayvòtỷ số trận leipzig tuy nhiên với phiên giảm mạnh 45 điểm (6/12), khiến chỉ số VN-Index tính chung đã mất 28,2 điểm (-2,61%). Trong tuần, chỉ số VN-Index có lúc tiệm cận thử thách mốc kháng cự 1.100 điểm và đóng cửa phiên cuối tuần tại mốc 1.051,81 điểm. Các chỉ số vốn hóa thành phần có sự phân hóa, chỉ số VN30 đóng cửa tuần giảm -2,6%, chỉ số VNSmallcap giảm -1,6%, trong khi chỉ số VNMidcap tăng +1%.
Nhìn chung, tuần qua vẫn là một tuần giao dịch tích cực bởi mức điều chỉnh không quá lớn sau khi tăng mạnh 11,2% ở tuần liền trước. Tác động mạnh nhất lên thị trường theo chiều hướng giảm là các mã vốn hóa lớn trụ cột như: VCB -9,1%, NVL -30%, VHM -5,4%, BID -4,9%, GAS -4,7%, MSN -6,6%, VNM -4,8%, VRE -8,4%, VIC -1,5%, MBB -3,2%, VPB -2,3%, TCB -1,9% - đây cũng chính là các mã đã tăng mạnh mẽ trước đó. Theo ngành, 2 ngành giảm mạnh nhất tuần qua là bất động sản (-5,1%) và hàng tiêu dùng thiết yếu (-3,6%).
Chiều ngược lại, thị trường được hỗ trợ bởi sự đi lên của các mã STB +7,4%, VJC +4,7%, HVN +10,3%, LPB +12,8%, VND +11,5%, KBC +10%, SSI +4,1%, ... trong đó, LPB, VND và KBC là động lực chính thúc đẩy chỉ số VNMidcap tăng 1% đi ngược diễn biến chung. Hai cổ phiếu hàng không là HVN và VJC giao dịch khả quan trong các tuần giao dịch gần đây khi Trung Quốc dần nới lỏng các quy định phòng chống dịch Covid-19.
Tâm lý nhà đầu tư (NĐT) cải thiện rõ nét, điều này được thể hiện qua nền thanh khoản được duy trì ở mức cao 16,5 nghìn tỷ đồng/phiên trên HOSE dù thị trường trải qua các nhịp biến động trước cung chốt lời ở vùng giá cao.
Tâm lý NĐT cải thiện rõ nét được thể hiện qua nền thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao, bất chấp các nhịp biến động mạnh do cùng chốt lời vùng giá cao. Ngân hàng, chứng khoán là nhóm hút mạnh nhất dòng tiền. Về cổ phiếu vẫn là các tên quen thuộc như NVL, HPG, STB. |
Dòng tiền vẫn vào tốt ở nhóm Tài chính khi giá trị giao dịch (GTGD) ở nhóm Ngân hàng tăng 7,8%, nhóm Chứng khoán tăng 10,5%. Dòng tiền có tín hiệu xoay vòng khi giảm trở lại ở các ngành như Bán lẻ (-24,3%), Thực phẩm đồ uống (-26,2%), Bất động sản (-12,3%) và giao dịch sôi động hơn ở các nhóm ngành liên quan đến thương mại và được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc dần mở cửa trở lại như Dệt may (+17%), Thủy sản (+51%), Cảng & Vận tải biển (+33,8%), Hàng không (+18%), Nông nghiệp (+21%), Mía đường (+21%). Chủ đề hưởng lợi từ đầu tư công cũng được thị trường quan tâm trở lại giúp GTGD ở nhóm Xây dựng và nhóm Đá xây dựng tăng khá tốt tương ứng +30,5% và +12,7% trong tuần qua.
Ở nhóm các cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất, vẫn là các mã quen thuộc như NVL (6,3 nghìn tỷ đồng), HPG (4,1 nghìn tỷ đồng), STB (3,5 nghìn tỷ). GTGD ở NVL có giảm 16% so với tuần liền trước, tuy nhiên chủ yếu do giá cổ phiếu giảm 30% trong khi cầu ở vùng giá thấp của cổ phiếu này vẫn gia tăng. Trong nhóm Tài chính, STB cùng với VND (3,1 nghìn tỷ đồng) là 2 mã thu hút dòng tiền mạnh nhất trong tuần qua khi cầu tăng mạnh ở vùng giá cao.
Khối NĐT cá nhân thu hẹp đáng kể giá trị bán ròng về còn -3,1 nghìn tỷ đồng so với mức -8,1 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước, điều này phần nào đó phản ánh một bộ phận NĐT cá nhân đang mạnh dạn hơn trong các giao dịch mua vào ở vùng giá cao.
Chiều ngược lại, khối tổ chức nước ngoài tuần qua mua ròng +4,3 nghìn tỷ đồng; mức này giảm mạnh so với với tuần mua ròng đột biến 9,1 nghìn tỷ đồng liền trước nhưng vẫn cao hơn mức bình quân 3 tuần giữa tháng 11 (mua ròng +3,5 nghìn tỷ đồng/tuần). Các cổ phiếu hút mạnh dòng tiền khối ngoại vẫn là các mã thuộc nhóm Bất động sản và Tài chính, cụ thể là VIC +640 tỷ đồng, VHM +525 tỷ đồng, SSI +442 tỷ đồng, STB +407 tỷ đồng…
Nhóm tự doanh tiếp tục mua ròng với GT +550 tỷ đồng, ghi nhận giá trị mua ròng cao nhất ở các mã SHS, STB, , FPT, ACB, PET cùng quanh mức 100 tỷ đồng.
Với dòng tiền từ các quỹ ETF, dòng vốn vào ròng chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức tốt +1,5 nghìn tỷ đồng. Thu hút dòng tiền ròng tốt nhất bao gồm quỹ ETF trong nước là VFM VNDiamond +585 tỷ đồng và các quỹ ETF ngoại như Vaneck +395 tỷ đồng, FTSE +147 tỷ đồng và Fubon +188 tỷ đồng.
TTCK dự báo có thể tiếp tục vận động tích cực, đặc biệt là khi một số yếu tố mới hỗ trợ đã xuất hiện như diễn biến hạ nhiệt của tỷ giá và chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ như động thái nới room tín dụng. |
Nhìn chung, dòng tiền ngoại vào TTCK Việt Nam qua các quỹ ETF lẫn các quỹ chủ động vẫn đang duy trì tích cực. Dòng tiền mới từ khối ngoại tiếp tục đóng vai trò “mồi lửa” tạo động lực kích hoạt dòng tiền cá nhân tham gia tìm cơ hội ngắn hạn trên thị trường trong giai đoạn hiện tại. Theo đó, TTCK Việt Nam đang cho thấy chuyển biến tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm nhờ tâm lý chung cải thiện rõ nét và động lực từ dòng tiền mới.
Dòng tiền ETF chậm lại nhưng vẫn vào ròng đều đặn. |
Các chuyên gia cho rằng, vận động tích cực của thị trường có thể tiếp tục trong tuần giao dịch tới. Đặc biệt là khi một số yếu tố mới hỗ trợ đã xuất hiện như diễn biến hạ nhiệt của tỷ giá và chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ như động thái Ngân hàng Nhà nước chính thức nới hạn mức tín dụng thêm 1,5 - 2%, đồng nghĩa tăng trưởng tín dụng năm 2022 sẽ vào khoảng 15,5 - 16% so với cuối 2021, nâng tổng hạn mức tín dụng cho tháng 12 sẽ vào khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.
Mặc dù vậy, chưa thể loại trừ các yếu tố rủi ro trong giai đoạn hiện tại bao gồm khó khăn đến từ sự giảm tốc trong lĩnh vực sản xuất, thanh khoản hệ thống vẫn tồn tại rủi ro khi lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn cao dần về cuối năm và lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt hay như kết quả kinh doanh quý IV có thể suy yếu trước tác động của lạm phát và lãi suất. Những yếu tố rủi ro này sẽ trở trở nên nhạy cảm với giá cổ phiếu khi thị trường chung đã phục hồi đáng kể hơn 20% từ vùng đáy./.