Không nên quy định chồng chéo nhiệm vụ của Biên phòng với Hải quan |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày tại phiên họp quốc hội sáng nay 21/5 |
Tại phiên họp quốc hội sáng nay,êncứukỹđểtránhchồngchéonhiệmvụBiênphòngvàHảgiải vô địch bắc new south wales úc 21/5, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: “Để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia đang đặt ra vấn đề cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, thống nhất. Vì vậy, việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần thiết; đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trong tình hình mới”.
Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Võ Trọng Việt cũng nêu ra nhiều vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng.
Cụ thể, về nhiệm vụ biên phòng (Điều 5), một số ý kiến cho rằng, “Biên phòng” không phải là chủ thể quan hệ pháp luật, chỉ các lực lượng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan mới có trách nhiệm, nhiệm vụ trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới; nhiều nhiệm vụ đã được quy định tại Luật Biên giới quốc gia nên đề nghị bỏ Điều này hoặc sửa lại tên điều là “Nhiệm vụ công tác biên phòng”.
Mặt khác, nhiệm vụ biên phòng không thống nhất với giải thích khái niệm “Biên phòng” và nội dung Điều này không phù hợp với Điều 10 và khoản 1 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia.
Có ý kiến đề nghị làm rõ nhiệm vụ biên phòng và nhiệm vụ của bộ đội biên phòng (BĐBP) vì nhiệm vụ biên phòng là của cả hệ thống chính trị để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành, lực lượng khác.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu các ý kiến trên, rà soát, chỉnh lý lại Điều này để tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ giữa các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và bổ sung các nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Về nhiệm vụ của BĐBP (Điều 14), theo Chủ nhiệm Võ Trọng Việt, có ý kiến đề nghị cân nhắc nhiệm vụ của BĐBP “tổ chức quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia” tại khoản 1 và “tổ chức thực thi pháp luật về biên giới quốc gia” tại khoản 3 vì còn nhiều lực lượng có liên quan khác có trách nhiệm thực hiện các quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
“Đáng chú ý, có ý kiến cho rằng, nhiệm vụ của BĐBP “kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định pháp luật” tại khoản 4 chồng chéo với thẩm quyền của Hải quan, dễ gây hiểu là BĐBP kiểm soát toàn bộ người, phương tiện, hàng hóa, nên đề nghị quy định cụ thể về đối tượng kiểm soát; cân nhắc cụm từ “nòng cốt” tại khoản 8 và khoản 9 cho phù hợp với nhiệm vụ của các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng”, Chủ nhiệm Võ Trọng Việt nhấn mạnh.
Uỷ ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu các ý kiến trên, rà soát, bổ sung, chỉnh lý lại Điều này để thống nhất với quy định về nhiệm vụ biên phòng, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ giữa các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và bảo đảm tính khả thi.
Chủ nhiệm Võ Trọng Việt nêu rõ, về phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng (Điều 9), có ý kiến đề nghị cân nhắc Điều này vì khoản 1 Điều 36 Luật Biên giới quốc gia giao Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về cơ chế phối hợp khi có nhiều lực lượng tham gia, cần xác định rõ lực lượng chỉ huy, chủ trì, phối hợp để có cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, tránh trùng lắp hoặc tạo khoảng trống trách nhiệm, gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị làm rõ việc áp dụng pháp luật đối với nguyên tắc “bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất theo quy định của pháp luật” tại điểm a và việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tại điểm d khoản 2 để dễ thực hiện.
“Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cân nhắc việc giao Chính phủ quy định chi tiết về phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng tại khoản 4 để tránh chồng chéo với trách nhiệm của Chính phủ tại khoản 1 Điều 36 Luật Biên giới quốc gia và rà soát về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức với các quy định khác của pháp luật có liên quan”, Chủ nhiệm Võ Trọng Việt nói.
Dự thảo Luật Quốc phòng gồm 7 chương, 33 điều. Trong đó, đáng chú ý là chương 1 gồm những quy định chung, tập trung làm rõ một số vấn đề quan trọng như: Giải thích thuật ngữ “Biên phòng”, “Nền biên phòng toàn dân”; quy định chính sách của Nhà nước về biên phòng được thể chế hóa từ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, bảo đảm thống nhất với chính sách của Nhà nước về quốc phòng. Chương 4 về lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới, hệ thống tổ chức; trang bị, ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, con dấu, trang phục, trang bị, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của BĐBP. Trong đó đã bổ sung chức năng, một số nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn hiện nay; quy định hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới; đồng thời, xác định rõ thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới từ thường xuyên lên tăng cường và trong tình trạng quốc phòng bảo đảm thống nhất với quy định pháp luật về quốc phòng.... |