Empire777

Dự kiến điều chỉnh quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phân bónQuảng Ninh tăng cường cô kết quả bóng đá asian

【kết quả bóng đá asian】Điều chỉnh thuế suất phân bón tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước

Dự kiến điều chỉnh quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phân bón
Quảng Ninh tăng cường công tác chống buôn lậu phân bón
Tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP,Điềuchỉnhthuếsuấtphânbóntăngcạnhtranhchodoanhnghiệptrongnướkết quả bóng đá asian MAP nhập khẩu
Điều chỉnh thuế suất phân bón tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời tại phiên chất vấn

Trong phiên chất vấn chiều nay, 9/11, đại biểu Cao Văn Trọng (Bến Tre) đã nêu vấn đề, Chính phủ đề xuất điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón từ 0% lên 5% để giúp cho các nhà máy sản xuất phân bón khôi phục sản xuất, giảm lỗ vì được khấu trừ chi phí đầu vào trong thời điểm hiện nay, người nông dân đang gặp khó khăn về hạn hán và bão lũ có phù hợp hay không?. Vị này đề nghị Thủ tướng Chính phủ rút lại đề xuất này.

Làm rõ vấn đề mà đại biểu Cao Văn Trọng nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Trước ngày 1/1/2015, theo đề nghị của Bộ NN&PTNT, để tháo gỡ khó khăn cho nông dân, Bộ Tài chính đã trình với Chính phủ, Quốc hội điều chỉnh phân bón từ đối tượng chịu thuế suất giá trị gia tăng là 5% về đối tượng không chịu thuế suất giá trị gia tăng.

Các hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư sản xuất phân bón thì được khấu trừ hoặc khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không nhất trí cho phép khấu trừ hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào với lý do là không phù hợp với nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng.

Do vậy, Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, quy định là phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc quy định không chịu thuế giá trị gia tăng của phân bón gây bất lợi cho sản xuất phân bón trong nước do hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí sản xuất và được tính vào giá thành sản xuất của phân bón cũng như giá bán. Trong khi đó, phân bón nhập khẩu không chịu thuế giá trị gia tăng.

Chính vì vậy, theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội sản xuất phân bón đã kiến nghị nhiều lần là đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Nếu chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%, trong khi số thuế giá trị gia tăng đầu vào hàng năm của phân bón khoảng 1.200 tỷ đồng một năm thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ và không phải tính vào chi phí sản xuất, cũng như giá thành sản phẩm của phân bón.

Chính phủ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước giảm giá bán tương ứng với giá thành để người nông dân không bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng này.

“Do đó, phân bón sản xuất trong nước có thêm điều kiện để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu và phân bón nhập khẩu cũng phải chịu thuế giá trị gia tăng là 5%. Từ đó, phân bón sản xuất trong nước có thêm cơ hội để hạ giá bán so với phân bón nhập khẩu theo cơ chế thị trường”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Theo thông tin từ Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện nay phân bón sản xuất trong nước đang chiếm thị phần khoảng 70%, còn lại 30% là nhập khẩu.

Theo thống kê của Hiệp hội Phân bón, phân super lân năm 2019 cũng như ước đạt năm 2020 mới đạt 34% công suất; phân lân nung chảy mới đạt 37%; phân đạm urê mới đạt 83% của năng lực nhà máy sản xuất trong nước; phân DAP là 69% và phân NPK là 60%.

“Tư lệnh” ngành Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có dư địa để tăng công suất, tăng sản lượng và thị phần để cạnh tranh với phân nhập khẩu.

Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để sản xuất trong nước bằng chính sách thuế, yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước là cần phải tăng cường quản trị, rà soát, tiết giảm tối đa chi phí; từ đó, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu.

“Chính vì thế chúng tôi báo cáo và Chính phủ dự thảo Nghị quyết và báo cáo với Quốc hội về chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% và đã nhận được ý kiến nhất trí của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Phân bón cũng như Hội nông dân Việt Nam, là những cơ quan, tổ chức trực tiếp liên quan đến ngành sản xuất phân bón nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap