Mới có trên 186.848 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết,êmgiảiphápmạnhđểbứttốcgiảingânvốnđầutưcôkqbd lyon tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên cả nước trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trên 542.105 tỷ đồng), tương đương với 186.848,16 tỷ đồng mới được thanh toán cho các dự án, công trình; giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (36,71%). Trong đó, vốn trong nước giải ngân đạt trên 36% (cùng kỳ năm 2021 đạt trên 40%); vốn nước ngoài đạt 11,9% (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,52%).
Tỷ lệ giải ngân này đang thấp và chưa đạt được kỳ vọng của Chính phủ đặt ra, đó là: Đầu tư công là nguồn lực quan trọng và cần thiết làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực đầu tư khác, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 hiện nay.
Theo báo cáo của 6 tổ công tác của Chính phủ sau khi làm việc với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thống kê lại, có khoảng 21 loại tồn tại, khó khăn vướng mắc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã cản trở tiến độ giải ngân, được phân thành 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất liên quan đến thể chế, chính sách về lĩnh vực đất đai, tài nguyên – môi trường, ngân sách nhà nước (NSNN) và công sản, xây dựng, đấu thầu, đầu tư công. Nhóm thứ hai liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện, bao gồm công tác lập kế hoạch đầu tư vốn NSNN; các cấp, các ngành và người đứng đầu chưa thực sự vào cuộc. Nhóm thứ ba là nhóm khó khăn mang tính đặc thù của năm 2022 như giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu trong những tháng đầu năm tăng cao, có tình trạng khan hiếm nguồn cung về đất, cát để san lấp mặt bằng.
Các dự án đầu tư công được đẩy nhanh tiến độ sẽ giúp kinh tế khôi phục mạnh mẽ. Ảnh: TL |
Đơn cử như tại tỉnh Quảng Trị, những tháng đầu năm có mưa lớn, nước lũ dâng cao, nên tại các dự án nạo vét lòng hồ để cung cấp đất đắp phục vụ các công trình mực nước còn khá cao, nên chưa triển khai được, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn đất đắp, đất san lấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân của nhiều dự án trên địa bàn tỉnh…
Hay như tại Bắc Kạn, một nguyên nhân “muôn thuở”, năm nào cũng lặp lại chính là vấn đề giải phóng mặt bằng. Địa phương hiện đang có dự án công trình đường giao thông từ TP. Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chiếm hơn 60% vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh, với số tiền cần giải ngân lên đến 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện công trình vẫn còn 3 gói thầu chưa thể triển khai do thiếu đường công vụ, thiếu mặt bằng và nhiều vị trí đổ thải, do đó tiến độ giải ngân vốn đầu tư đã bị chậm lại… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho Bắc Kạn luôn đứng trong danh sách các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp nhất cả nước.
Rốt ráo đốc thúc các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân
Mặc dù tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng năm 2022 còn thấp, chưa đạt như kỳ vọng nhưng cũng đã phản ánh đúng xu hướng, đặc thù của công tác này, đó là thong thả trong những tháng đầu năm, tăng tốc vào cuối năm. Một minh chứng rõ ràng là kết thúc quý II/2022, tỷ lệ giải ngân của cả nước mới đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng bước sang tháng 7, chỉ trong vòng 1 tháng, tiến độ giải ngân đã có sự “bứt tốc” khi đạt tỷ lệ 34,47%.
Tuy nhiên, với con số 41 bộ, cơ quan trung ương và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước, trong đó có 17 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao tại thời điểm này đã khiến người đứng đầu Chính phủ rất “sốt ruột”.
Theo đó, để kịp thời có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, ngày 16/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công văn số 727/TTg-KTTH phân công 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 41 bộ, cơ quan trung ương và 18 địa phương trên. Thời gian thực hiện kiểm tra, đôn đốc từ ngày 20/8/2022 đến hết ngày 30/8/2022.
Cần kiểm điểm rút kinh nghiệm xem vì sao giải ngân nơi mạnh, nơi yếuNhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cùng một cơ chế, chính sách, cùng một thời gian, nhưng có các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã giải ngân rất tốt. Ngược lại, có bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tiến độ giải ngân rất thấp, dưới 15%, thậm chí hiện còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến nay vẫn chưa giải ngân. Do đó, để đưa toàn bộ lượng vốn đầu tư công năm 2022 vào nền kinh tế, các bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân chậm cần kiểm điểm rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, trên cơ sở đó đề ra giải pháp phù hợp phân bổ và giải ngân trong thời gian tới. Đối với các dự án 6 tháng chưa giải ngân thì kiên quyết cắt giảm. |
Tại công văn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tổ phải rất cụ thể khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, làm việc, tìm hiểu kỹ thực trạng tình hình, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền xử lý tháo gỡ, thời hạn xử lý. Các tổ trưởng phải chỉ đạo trực tiếp giải quyết các vướng mắc và tổng hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền để báo cáo cấp có thẩm quyền; bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là thường trực các tổ công tác do lãnh đạo Chính phủ làm tổ trưởng, có trách nhiệm giúp tổ trưởng xây dựng đề cương kiểm tra tại các bộ, cơ quan, địa phương và xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của tổ công tác.
Đồng thời, để giải ngân lượng vốn đầu tư công còn rất lớn từ nay đến cuối năm, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành nghị quyết để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công mạnh hơn nữa.
* Ông Nguyễn Công Điều – Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk:
Tập trung giải phóng mặt bằng để khơi thông dòng vốn đầu tư
Ông Nguyễn Công Điều |
Tính đến ngày 18/8/2022, KBNN Đắk Lắk đã giải ngân đạt 22% kế hoạch vốn giao, trong đó vốn kéo dài đạt trên 13% kế hoạch. Tiến độ giải ngân có tăng so với thời gian trước đây, tuy nhiên chưa có sự bứt phá lớn nhằm để đạt được tỷ lệ 100% giải ngân vốn theo kế hoạch vào cuối năm như dự kiến.
Để đạt mục tiêu như kỳ vọng, KBNN Đắk Lắk đang đề xuất với UBND tỉnh về giải pháp tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đây là khâu quan trọng nhất nhằm khơi thông dòng chảy vốn đầu tư. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhà thầu sau khi được tạm ứng, đẩy nhanh tiến độ thi công để có khối lượng nghiệm thu nhằm kịp thời thu hồi tạm ứng, không để kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.
Chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan rà soát từng dự án, công trình để kịp thời bố trí vốn đầu tư đối với những công trình còn thiếu vốn và kéo dài nhiều năm nhằm sớm quyết toán đưa công trình, dự án vào sử dụng, khai thác, phát huy hiệu quả.
* Bà Nguyễn Thị Bảo Hường – Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên:
Rốt ráo các giải pháp để giải ngân cán đích
Bà Nguyễn Thị Bảo Hường |
Hết tháng 5/2022, tỉnh Thái Nguyên mới giải ngân kế hoạch vốn đầu công năm 2022 đạt 25,3%. Tỷ lệ này không thấp so với mặt bằng chung của cả nước lúc đó, nhưng với mục tiêu giải ngân 100% số vốn khi hết năm ngân sách, tỉnh đã đề ra các giải pháp và quyết liệt thực hiện. Theo đó, đến hết tháng 7/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của tỉnh đã đạt 59,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Hiện Thái Nguyên đang đứng trong tốp đầu các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Để giải ngân hết nguồn vốn khi kết thúc năm ngân sách, UBND tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý dự án chủ động, tích cực và quyết liệt trong thi công, nghiệm thu khối lượng thực hiện, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục gửi KBNN Thái Nguyên để thực hiện kiểm soát, giải ngân vốn.
Về phía KBNN Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện các cải cách thủ tục hành chính theo quy định để rút ngắn thời gian kiểm soát, nhanh chóng đưa nguồn vốn đến công trình. Đặc biệt, KBNN Thái Nguyên đẩy mạnh giao dịch trên dịch vụ công trực tuyến của kho bạc để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.
* Ông Phan Quảng Thống - Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng:
Rà soát, tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh giải ngân vốn
Ông Phan Quảng Thống |
Đến hết tháng 7/2022, Đà Nẵng giải ngân đạt khoảng 2.460 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ giải ngân này tương đối chậm so với bình quân chung của cả nước.
Để góp phần cùng địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân, KBNN Đà Nẵng đã có nhiều văn bản đôn đốc chủ đầu tư thanh toán vốn tạm ứng. Đồng thời, KBNN Đà Nẵng đã tham gia tổ công tác liên ngành do UBND thành phố thành lập để nắm bắt và tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền trong triển khai các dự án đầu tư công. Với các vướng mắc vượt thẩm quyền, KBNN Đà Nẵng đã cùng tổ công tác báo cáo và đề xuất giải pháp với UBND thành phố để tháo gỡ.
Bên cạnh đó, đơn vị đã chủ động gặp gỡ chủ tịch UBND các quận, huyện, chủ đầu tư để tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công do áp dụng Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Qua đó, KBNN Đà Nẵng đã có báo cáo, đánh giá cơ chế tài chính kiểm soát chi qua kho bạc sau 1 năm thí điểm thực hiện chính quyền đô thị và báo cáo, tham mưu với UBND, Thành ủy, HĐND các quận huyện cũng như các sở, ban, ngành để cùng biết được các vướng mắc và cùng đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho việc thanh toán vốn qua KBNN Đà Nẵng.