Empire777

1. Green Star Sky Garden của Hưng Lộc PhátDự án Khu nhà ở cao tầng phường Phú Mỹ (Green Star Sky Gar trận đấu hokkaido consadole sapporo

【trận đấu hokkaido consadole sapporo】Những dự án bất động sản nghìn tỷ “nợ” pháp lý ở TP. Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?

1. Green Star Sky Garden của Hưng Lộc Phát

Dự án Khu nhà ở cao tầng phường Phú Mỹ (Green Star Sky Garden) do Công ty CP Đầu tư bất động sản Hưng Lộc Phát (Công ty Hưng Lộc Phát) làm chủ đầu tư. Dự án này ở phường Phú Mỹ,nợtrận đấu hokkaido consadole sapporo quận 7, TP. Hồ Chí Minh, có diện tích hơn 52.000 m2, với quy mô 110 biệt thự và 900 căn hộ.

Ngày 13/6/2019, UBND quận 7 đã tổ chức kiểm tra công tác thi công xây dựng dự án này. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện mặc dù dự án chưa được UBND TP. Hồ Chí Minh giao đất, chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chưa đóng tiền sử dụng đất, chưa được cấp giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư đã thực hiện việc xây dựng khu nhà ở thấp tầng của dự án.

Theo cơ quan chức năng, dự án có diện tích 52.648 m2, trong đó, hơn 3.700 m2 đất công, hơn 40.000 m2 đất trồng cây hàng năm, gần 4.600 m2 đất chưa cấy giấy chứng nhận và chỉ có gần 2.300 m2 đất ở. Lúc bị phát hiện, chủ đầu tư đã thi công trên 6 lô đất nhà liền kề gồm: LK1, LK2, LK3, LK4, LK5, LK6.

Trong đó, các lô đất liền kề 3, 4, 5 (xây dựng 1 hầm + 1 trệt + 2 lầu, tầng kỹ thuật), liền kề 1, 2, 6 (xây dựng 1 trệt + 2 lầu, tầng kỹ thuật), chủ đầu tư đã xây dựng xong hồ điều hòa, hiện đang xây dựng đường giao thông và thi công ép cọc thử tải khối chung cư 27 tầng.

Đối với việc xây “chui” 110 căn biệt thự trong dự án, vào thời điểm đó, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh đã xử phạt chủ đầu tư số tiền 23 triệu đồng với hành vi chuyển mục đích sử dụng 42.703 m2 đất nông nghiệp không phải là đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp và hành vi chiếm 3.752 m2 đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Theo ghi nhận của phóng viên, so với lúc bị đình chỉ dự án, 110 căn biệt thự của Hưng Lộc Phát khác xa rất nhiều. Hiện nay, phần này hầu như hoàn thiện. Bên ngoài những dãy nhà đã được tô trét và sơn bóng.

Những dự án bất động sản nghìn tỷ “nợ” pháp lý ở TP. Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?
Green Star Sky Garden lúc bị đình chỉ và thời điểm tháng 6/2022. Ảnh: Kỳ Phương.

2. Dự án The Global City của SDI Corp

The Global City có diện tích 117 ha là tiền thân của dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An (phường An Phú, TP. Thủ Đức). Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp). Tập đoàn Masterise Homes làm đơn vị phát triển dự án và đổi tên thành The Global City.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) ngày 13/5/2021 chỉ ra, dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh lại thực hiện việc này.

Theo TTCP, UBND TP. Hồ Chí Minh có Quyết định số 6292/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị Sài Gòn Bình An với tầng cao xây dựng tối đa 30 tầng trước khi có Văn bản số 305/TC-QC ngày 1/9/2016 Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình là thực hiện không đúng trình tự quy định.

Ngoài ra, UBND TP. HCM không phê duyệt diện tích sàn dành cho đậu xe đối với khối nhà ở, nhà ở chung cư kết hợp thương mại dịch vụ là chưa phù hợp quy định về đảm bảo các yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà và đảm bảo diện tích đỗ xe được quy định.

Hơn nữa, đối với khu tái định cư 10ha được chủ đầu tư tự đền bù, giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất tương tự chính sách và đơn giá như các dự án kinh doanh nhà ở khác để đầu tư hạ tầng kỹ thuật cũng bộc lộ nhiều bất cập.

Theo ghi nhận của phóng viên, một phần dự án The Global City đang trong quá trình san lấp mặt bằng, triển khai hệ thống cấp thoát nước và làm hầm móng. Phần lớn còn lại vẫn đang để cỏ mọc.

Những dự án bất động sản nghìn tỷ “nợ” pháp lý ở TP. Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?

Một phần dự án The Global City (hiện đã “về tay” Masterise Homes) đang trong quá trình san lấp mặt bằng và triển khai một số hạng mục hạ tầng - Ảnh chụp tháng 6/2022. Ảnh: Kỳ Phương.

3. Dự án Laimian City của HDTC

Dự án Laimian City do Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà (HDTC) làm chủ đầu tư. Dự án này nằm trong khu đô thị An Phú – An Khánh (131 ha), phường Bình An, quận 2. Dự án này có quy mô 13.092 căn hộ, gồm 8 cụm cao ốc CT01, CT02, CT03, CT04, CT05, CT06, CT07 và CT08. Mỗi tòa cao ốc cao từ 39 – 40 tầng nổi, 3 tầng hầm và 1 tầng lửng dạng khối.

Ngày 14/5/2019, UBND quận 2 (nay thuộc TP. Thủ Đức) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1502/QĐ-XPVPHC đối với Công ty HDTC do có hành vi tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng.

Ngoài xử phạt 40 triệu đồng, cơ quan chức năng buộc HDTC phải dừng thi công xây dựng công trình dự án Laimanin City (tên cũ là Raemian Galaxy City), làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc dừng thi công, đến thời điểm hiện tại, bên trong dự án Laimian City không có gì thay đổi nhiều. Trên công trường ở các phân khu không có bóng dáng công nhân, máy móc vận hành, cỏ dại mọc tràn lan, một số nơi trở thành ao tù nước đọng. Các khối bê tông ngả màu theo thời gian, sét thép hoen rỉ.

Những dự án bất động sản nghìn tỷ “nợ” pháp lý ở TP. Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?

Quan sát của phóng viên, vào thời điểm đầu tháng 6/2022, Dự án Laimian City đã ngừng xây dựng, các bộ phận đang xây dang dở đã nhuốm màu rêu phong. Ảnh: Kỳ Phương.

4. Dự án AIO City của Hoa Lâm - Shangri-La

Vào tháng 5/2020, nhiều cơ quan báo chí lên tiếng đồng loạt về việc có hay không chuyện cơ quan chức năng điều chỉnh dự án Khu Y tế kỹ thuật cao (còn có tên gọi là AIO City) theo hướng có lợi cho chủ đầu tư. Bởi vì, ban đầu, dự án được phê duyệt với toàn bộ đất vàng chỉ để phục vụ cho mục đích y tế.

Trước đó, năm 2000, Kiến trúc sư trưởng thành phố có Quyết định số 4417/KTST về duyệt quy hoạch chia lô Khu Trung tâm y tế kỹ thuật cao (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) có tổng diện tích là 42,5 ha, với chức năng chính là chẩn đoán và điều trị y tế kỹ thuật cao.

Năm 2008, Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Lâm cùng với Công ty Shangri-La Healthcare Investment đề nghị cho phép thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tên gọi là Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm - Shangri-La để thực hiện dự án Khu Y tế kỹ thuật cao.

Sau đó, Công ty Hoa Lâm – Shangri-La liên tục có các văn bản đề nghị điều chỉnh mục tiêu dự án và chức năng khu quy hoạch của 2 lô đất D2 và D3 từ “Khu nhà ở, căn hộ phục vụ cho nhu cầu của dự án Khu Y tế kỹ thuật cao” thành “Xây dựng và kinh doanh khu nhà ở, căn hộ (ưu tiên bán cho bác sĩ, y tá, điều dưỡng, cán bộ, công nhân viên làm việc tại Khu Y tế Kỹ thuật cao)”.

Ngày 25/2/2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã có văn bản tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh giao Thanh tra thành phố thanh tra dự án của Công ty Hoa Lâm – Shangri-La.

Theo ghi nhận của phóng viên, vào thời điểm hiện tại, hiện tại công trình bên trong dự án Khu Y tế kỹ thuật cao của Hoa Lâm - Shangri-La đang được xây dựng rầm rộ, nhiều block được xây cao. Nơi cao nhất đã được xây đến tầng 16.

Những dự án bất động sản nghìn tỷ “nợ” pháp lý ở TP. Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?

Tại thời điểm tháng 6/2022, Dự án Khu Y tế Kỹ thuật cao đang được triển khai xây dựng rầm rộ. Ảnh: Kỳ Phương.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap