【nhận định nữ nhật bản】Tăng cường đưa hoạt động giám sát, phản biện xã hội vào cuộc sống
Thực hiện “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”,ăngcườngđưahoạtđộnggimstphảnbiệnxhộivocuộcsốnhận định nữ nhật bản Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể đã cụ thể hóa thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống.
Cần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và đoàn thể các cấp trong tỉnh.
UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội là tổ chức đoàn kết rộng rãi toàn dân, tập hợp mọi lực lượng trong xã hội để tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh vào cuộc sống, góp phần tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội. Đồng thời đại diện cho quyền lợi hợp pháp của nhân dân để phản ánh mọi ý nguyện của dân với Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức đoàn thể là rất lớn. Trong đó, hoạt động giám sát chủ yếu dựa trên 3 hình thức: tham gia giám sát với cơ quan quyền lực nhà nước, vận động nhân dân giám sát và tự mình giám sát.
Sau một thời gian triển khai, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện đạt được kết quả bước đầu. Đã chủ động thực hiện giám sát thông qua việc tham gia với Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND; động viên nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; tổng hợp kiến nghị của nhân dân để phản ánh cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Bên cạnh đó là giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; tổ chức các đoàn giám sát việc chấp hành, thực hiện pháp luật ở một số cơ quan, đơn vị, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân… Qua đó, đã góp ý, kiến nghị cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục các hạn chế, thiếu sót trong công tác điều hành, quản lý nhà nước và việc chấp hành pháp luật ở địa phương.
MTTQ các cấp đã tổ chức giám sát tập trung vào các lĩnh vực mà nhân dân có nhiều bức xúc, từ đó phát hiện những vấn đề bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật của các cơ quan nhà nước để kiến nghị sửa chữa, khắc phục nhằm thực hiện có hiệu quả hơn, củng cố lòng tin của dân với Đảng, Nhà nước. Ông Nguyễn Văn Bỉnh, Phó Chủ tịch UBMTTQ huyện Châu Thành, cho biết: “Thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện xã hội sẽ góp phần thiết thực đảm bảo quyền lợi của người dân. Cụ thể, thời gian qua, MTTQ huyện Châu Thành đã xây dựng kế hoạch, giám sát thực hiện Nghị định 49 của Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, qua đó phát hiện 24 trường hợp con em hộ nghèo chưa được hỗ trợ chi phí học tập. Sau giám sát đã kiến nghị và các trường hợp này được nhận tiền hỗ trợ”.
Sau khi phối hợp tổ chức giám sát ở một số địa phương thực hiện Điều 4 Nghị định 56 của Chính phủ về quy định UBND các cấp đảm bảo cho hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp tham gia quản lý nhà nước đã ghi nhận một số kết quả nhất định. Các cấp hội LHPN trong tỉnh còn chủ trì, phối hợp giám sát thực hiện Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp tại HĐND huyện Châu Thành A và xã Trường Long Tây, HĐND thành phố Vị Thanh và xã Vị Tân. Theo bà Thái Thu Xương, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, qua giám sát, các địa phương đã thực hiện tốt trách nhiệm trong công tác bầu cử, tỷ lệ nữ được giới thiệu ứng cử HĐND cấp huyện và cơ sở sau 3 vòng hiệp thương đều đạt 35% trở lên. Kết quả, tỷ lệ nữ đắc cử HĐND cấp tỉnh, huyện, xã đều tăng so với nhiệm kỳ trước.
Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, cho biết: “Là đoàn thể có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp, tổ chức giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ ủy thác vay vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tổ chức kiểm tra 8 tổ chức hội cơ sở, 18 xã, phường, thị trấn và 36 tổ tiết kiệm và vay vốn. Hội cựu chiến binh các huyện, thị, thành phố cũng tổ chức kiểm tra 62 hội cơ sở, 18 chi hội và 61 tổ tiết kiệm vay vốn. Qua kiểm tra, giám sát không phát hiện các trường hợp sai sót”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, MTTQ và các đoàn thể tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể, đó là khó khăn trong tổ chức thực hiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã; còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện; lựa chọn nội dung giám sát, phản biện chưa phù hợp, chưa xác thực, chất lượng chưa cao. Tại một số địa phương, các cơ quan có trách nhiệm vẫn còn xem nhẹ chức năng giám sát của MTTQ; có nơi, công tác chỉ đạo của Đảng chưa thật sự quyết liệt. Một số địa phương, cán bộ giám sát còn e dè, ngại va chạm, chưa mạnh dạn góp ý, kiến nghị khi phát hiện sai phạm. Một số thành viên của tổ giám sát còn nể nang nên công tác giám sát, phản biện thực hiện chưa quyết liệt.
Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và đoàn thể các cấp trong tỉnh, thời gian tới, cán bộ MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên cần nghiên cứu nắm chắc nghiệp vụ công tác về giám sát và phản biện xã hội, nắm vững về mục đích, tính chất, nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung, phạm vi, phương pháp, quyền và trách nhiệm trong giám sát và phản biện xã hội; nắm vững về thực tiễn để lựa chọn những nội dụng giám sát, phản biện xã hội bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Cần phải xây dựng chương trình giám sát và phản biện xã hội sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tiễn địa phương, thống nhất với chính quyền cùng cấp và báo cáo cấp ủy để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Quan tâm hướng dẫn, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, đại biểu, đảng viên nơi cư trú…
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT