【kq cúp đức】Hàn Quốc mong muốn tăng cường hợp tác, hy vọng Ấn Độ quay lại tham gia RCEP

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) hội đàm cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong một cuộc họp. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN/baotintuc.vn

Cụ thể,ànQuốcmongmuốntăngcườnghợptáchyvọngẤnĐộquaylạkq cúp đức Bộ trưởng Yeo Han-koo chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn Ấn Độ sẽ tham gia ký kết hiệp định RCEP với tư cách là thành viên sáng lập. Tôi thực sự hy vọng sẽ nhìn thấy sự tham gia của Ấn Độ như một cường quốc kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sớm nhất có thể. Cá nhân tôi muốn thấy Ấn Độ quay trở lại hiệp định”.

Nhận định của Bộ trưởng Yeo Han-koo được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi bộ trưởng có cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal để tạo động lực mới cho các cuộc thảo luận về việc nâng cấp Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (CEPA).

Trong đó, Hàn Quốc và Ấn Độ đã ký kết hiệp định CEPA vào năm 2009 và hiện đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương là 50 tỷ USD vào năm 2030.

Trong một thông tin có liên quan, về quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Hàn Quốc, Bộ trưởng Yeo Han-koo cũng xác định 3 lĩnh vực mà hai nước có tiềm năng phối hợp đầy hứa hẹn bao gồm: chuỗi cung ứng, thương mại kỹ thuật số và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, hai nước cũng nên hợp tác trong các vấn đề như hài hòa các kế hoạch mua bán khí thải và định giá carbon.

Vị bộ trưởng cũng kêu gọi Ấn Độ và Hàn Quốc nỗ lực hướng tới thiết lập một “trật tự thương mại mới” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

“Tôi tin tưởng rằng, hai quốc gia phải hợp tác chặt chẽ, hướng tới một trật tự thương mại mới ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mang lại một nền tảng cởi mở, minh bạch và toàn diện”, Bộ trưởng Yeo Han-koo khẳng định.

Ông cũng ghi nhận một “cơn địa chấn” trong hội nhập kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, được hỗ trợ bởi các hiệp định đa phương khác nhau và vai trò của Mỹ.

“Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi trong cục diện khu vực với việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào năm 2018. Bên cạnh đó cũng có sự góp phần của việc ký kết hiệp định RCEP – hiệp định thương mại tự do lớn nhất có hiệu lực từ đầu năm nay và khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang được Mỹ phát triển”, vị bộ trưởng thông tin thêm.

Nhận thấy được tiềm năng phát triển mạnh, Hàn Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác song phương, đa phương dựa trên lòng tin ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) lớn như RCEP, CPTPP. Hàn Quốc cũng đang xem xét khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong tiến trình hướng đến sự phát triển trong tương lai, Bộ trưởng Thương mại Yeo Han-koo cũng cho rằng, ông nhận thấy “có sự hiệp lực” giữa chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc và chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, được Thủ tướng Narendra Modi phê duyệt thông qua vào năm 2014.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ The Print)