【giải vô địch quốc gia bangladesh】Chương trình phát triển văn hóa giai đoạn 2016

Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020

Hỗ trợ tu bổ,ươngtrigravenhphaacutettriểnvănhoacuteagiaiđoạgiải vô địch quốc gia bangladesh tôn tạo tổng thể 20 di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và một số di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu; hỗ trợ đầu tư khu lưu niệm, nhà lưu niệm 5 đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của dân tộc. Hỗ trợ nâng cấp, tu bổ cấp thiết khoảng 400 lượt di tích cấp quốc gia; thực hiện kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các lễ hội dân gian tiêu biểu của dân tộc, ưu tiên bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người; bảo tồn 15 làng, bản, buôn truyền thống để khai thác phát triển du lịch văn hóa.

Hỗ trợ trang thiết bị hoạt động cho 15 trung tâm văn hóa cấp tỉnh, 30 trung tâm văn hóa cấp huyện; hỗ trợ trang thiết bị, sản phẩm văn hóa thông tin cho các đồn biên phòng và các đội tuyên truyền văn hóa bộ đội biên phòng để xóa các điểm trắng văn hóa tại vùng biên giới, ven biển, hải đảo; hỗ trợ khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống. Hỗ trợ trang thiết bị 20 điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; cung cấp ấn phẩm văn hóa cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các đội thông tin lưu động cấp huyện khó khăn, các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng 3 công trình văn hóa tại địa phương theo Quyết định số 88/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020. Hỗ trợ trang thiết bị, nâng cấp 20 rạp truyền thống tại địa phương, 60 lượt trang thiết bị hoạt động cho các đoàn nghệ thuật truyền thống. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư hoàn thành các công trình, dự án dở dang thuộc Chương trình hỗ trợ có mục tiêu và Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011 - 2015.

Thời gian và phạm vi, đối tượng của chương trình

Giai đoạn 2016-2020: Phạm vi chương trình: Các bộ ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các dự án thuộc đối tượng đầu tư của chương trình, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các tỉnh khó khăn, không tự cân đối được ngân sách.

Đối tượng của chương trình là các di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia; khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo tiền bối và danh nhân văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Các di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận và một số di sản thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tiêu biểu. Làng, bản, buôn cổ tiêu biểu mang đậm bản sắc của dân tộc ít người. Các thiết chế văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện; đội tuyên truyền lưu động; các đồn biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em. Các rạp biểu diễn nghệ thuật, các đoàn nghệ thuật truyền thống; các đơn vị sự nghiệp văn hóa tại trung ương và địa phương. Tổng kinh phí thực hiện chương trình là 10.620 tỷ đồng.

 Các giải pháp thực hiện chương trình

Về cơ chế huy động vốn: Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tăng cường phối hợp, lồng ghép với các chương trình khác của các bộ, ngành trung ương để triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích và danh lam thắng cảnh có sức thu hút khách tham quan. Khuyến khích các nguồn vốn hợp pháp tham gia đầu tư các rạp biểu diễn nghệ thuật và các dịch vụ khác liên quan đến việc phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách: Phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn, đặc biệt các văn bản chính sách về quy định quản lý và sử dụng kinh phí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình.  Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình: Chủ chương trình có kế hoạch thường xuyên phối hợp các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giám sát việc thực hiện chương trình tại địa phương. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác văn hóa tại địa phương: Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác văn hóa, đặc biệt ưu tiên đào tạo nghệ nhân, cán bộ văn hóa xã, cán bộ làm công tác thư viện, quản lý di tích...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, người dân trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình: Đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển văn hóa để động viên khuyến khích, thu hút được nhiều nguồn lực cho phát triển văn hóa…

KT