Đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã để mở rộng thị trường |
TheáiBìnhTìmđầurachosảnphẩmtiêubiểtỷ số trận bayerno quy định, các doanh nghiệp có sản phẩm bình chọn sẽ được hưởng một số chính sách hỗ trợ về phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm. Mặc dù vậy, theo chia sẻ của các đối tượng thụ hưởng, hầu hết các cơ sở vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó thị trường tiêu thụ hạn hẹp là trở ngại lớn nhất.
Nói về điều này, nghệ nhân Phạm Thị Ngắn - Giám đốc Công ty TNHH SX và XNK hàng thủ công mỹ nghệ Tây An - cho hay: Mặc dù xuất khẩu tới hàng trăm nghìn sản phẩm mỗi năm nhưng chủ yếu qua đối tác thứ 3 nên công ty bị động về đơn hàng, cũng như việc tích trữ nguyên liệu cho sản xuất. Đặc biệt, lợi nhuận thu về khá khiêm tốn do giá thành sản phẩm xuất xưởng rẻ hơn rất nhiều so với giá đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, phần lớn là sản xuất gia công theo mẫu của khách hàng. Đây cũng là nguyên nhân khiến sản phẩm của Tây An vẫn “vô danh” trên thị trường. “Chúng tôi rất cần được hỗ trợ tham dự các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác xuất khẩu trực tiếp” - nghệ nhân Phạm Thị Ngắn - chia sẻ.
Tương tự, sản phẩm máy tẽ ngô, máy thái cỏ của doanh nghiệp tư nhân Động cơ Thiên Thuận phần lớn được tiêu thụ tại các địa phương khu vực phía Bắc. Khi thâm nhập thị trường miền Nam, do là thương hiệu mới, sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến rộng rãi nên lượng tiêu thụ còn hạn chế.
Những khó khăn trên là hiện trạng chung của các doanh nghiệp sản xuất CNNT trên địa bàn. Nhận thức được những trở ngại trên đã tác động không tích cực tới sự phát triển của ngành CNNT, những năm qua, Thái Bình luôn dành nhiều nguồn lực hỗ trợ triển khai các hoạt động phát triển thị trường cho sản phẩm. Riêng năm 2017, Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Bình (trung tâm) đã triển khai thực hiện 25 đề án, chương trình khuyến thương với tổng kinh phí thực hiện trên 1,8 tỷ đồng. Trong đó, trung tâm đã tổ chức cho các doanh nghiệp CNNT tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ giao thương, kết nối cung cầu tại thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định… Theo đại diện trung tâm, thông qua các kỳ hội chợ đã giúp nhiều sản phẩm CNNT tìm được nguồn tiêu thụ, đặc biệt từng bước tạo dấu ấn với người tiêu dùng và doanh nghiệp phân phối tại các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, các chương trình xúc tiến thương mại hiện nay mới tập trung vào hoạt động tham gia hội chợ triển lãm, chưa có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, nhất là thị trường nước ngoài. Do đó, thời gian tới, trung tâm sẽ tranh thủ sự hỗ trợ từ hệ thống Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức xúc tiến của nước ngoài tại Việt Nam giới thiệu thông tin doanh nghiệp, sản phẩm để tìm đối tác phù hợp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Để sản phẩm CNNT tiêu biểu của Thái Bình cũng như các địa phương tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, ông Vũ Hy Thiều - Thành viên Ban giám khảo Chương trình Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu - khuyến cáo: Các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho khâu thiết kế mẫu mã, kết hợp với sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường. Với sản phẩm là máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng nên ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ tự động hóa trong thiết kế mẫu mã; công nghệ sinh học trong chế biến thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Qua Chương trình Xúc tiến thương mại, hàng năm, Thái Bình đã hỗ trợ nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất CNNT tham gia các kỳ hội chợ, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác, mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. |