Các đại biểu tham dự tại đầu cầu Thừa Thiên Huế
Tại Thừa Thiên Huế,ẽcậpnhậtđủdữliệutiêmvắsouthampton vs bournemouth UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng tham dự.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định, thông tin tiêm chủng sẽ đươc các bộ phối hợp xử lý đầy đủ cho người dân. Trong đó, Bộ TTTT có trách nhiệm chỉ đạo cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các tính năng trên nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo đề nghị của Bộ Y tế; đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho nền tảng quản lý tiêm chủng.
Bộ Y tế, Bộ Công an phối hợp UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với ngành y tế và công an thực hiện chiến dịch làm sạch dữ liệu tiêm chủng, xác thực thông tin người dân về tiêm chủng và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (hoàn thành trước ngày 11/11/2021).
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ TTTTT xác lập cơ chế thông tin, báo cáo, chỉ huy, chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống địa phương và chính thức đưa hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành vào sử dụng thay thế cho cơ chế báo cáo thủ công hiện nay. Đồng thời, phối hợp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương tổ chức xử lý phản ánh của người dân trên Cổng công khai thông tin tiêm chủng.
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đến nay đã đạt được 90 triệu mũi tiêm trên cả nước nhưng hiện vẫn còn rất nhiều vướng mắc và bất cập trong quá trình tổ chức tiêm, tính chính xác của dữ liệu tiêm, việc trả kết quả tiêm cho người dân, gây bức xúc cho người dân.
Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), nhiều người đã tiêm nhưng sai lệch về dữ liệu hoặc chưa được cập nhật đủ. Trong khi đó, Chính phủ chỉ đạo việc xác minh thông tin về tiêm chủng để bổ sung lên hệ thống do người dân phản ánh cần hoàn thành trong 48 giờ. Nơi tiêm cho người dân có trách nhiệm xác minh, xử lý thông tin mà người đã được tiêm phản ánh.
Tin, ảnh:Thái Bình