【kết quả trận udinese】Mở ra một chu kỳ mới để chứng khoán Việt Nam hút vốn
Fed hạ lãi suất giúp hệ thống ngân hàng có thể tăng tín dụng cải thiện thanh khoản của nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Ảnh Chu Duy |
Bước đầu “gỡ nút thắt” quan trọng nhất để chứng khoán Việt Nam nâng hạng |
PV:Thưa ông, sau nhiều thời gian ngóng đợi, FED cũng đã chính thức giảm lãi suất USD, chấm dứt chuỗi lần tăng liên tục và neo ở mức cao. Ông đánh giá thế nào về hành động này của FED, cũng như mức điều chỉnh giảm lần này của cơ quan này?
Ông Đỗ Bảo Ngọc: Hành động cắt giảm lãi suất USD từ tháng 9/2024 của FED đã được tổ chức này dự kiến từ trước và không khiến thị trường bất ngờ. Đây là hệ quả của việc FED đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát giảm dần về gần với mức mục tiêu dài hạn giúp ổn định nền kinh tế.
Điểm mới trong quyết định giảm lãi suất lần đầu tiên sau chu kỳ thắt chặt kéo dài vừa qua đó là việc FED đã quyết định giảm lãi suất 0,5% nhiều hơn dự kiến ban đầu chỉ là 0,25%. Điều này cho thấy, FED thực sự đã đủ tự tin về kết quả kiểm soát lạm phát và đồng thời không muốn kinh tế Mỹ chịu nhiều tác động tiêu cực hơn từ chính sách lãi suất cao kéo dài và có rủi ro dẫn tới suy thoái.
Hiện tại thì kinh tế Mỹ chưa suy thoái, nhưng với hành động đề phòng sớm của FED, tôi nghĩ rằng, nhiều khả năng kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm” trong thời gian tới.
PV:Dù là thông tin FED giảm lãi suất đã phần nào được phản ánh vào thị trường tài chính thế giới, song với thị trường chứng khoán Việt Nam, những tuần gần đây thông tin này có vẻ như vẫn ở trạng thái “đợi chờ”. Theo ông, khi thông tin chính ra được công bố, tâm lý và dòng tiền trên thị trường có giảm tính thận trọng đi hay không?
Ông Đỗ Bảo Ngọc: Thông tin FED giảm lãi suất nhiều hơn so với dự kiến là yếu tố tích cực, điều này sẽ tác động tích cực tới thị trường chứng khoán Việt Nam trong trung và dài hạn.
Còn trong ngắn hạn, những phiên gần đây trước thời điểm FED giảm lãi suất, tôi cũng nhận thấy sự cải thiện của dòng tiền và kéo theo là sự hồi phục của nhiều nhóm cổ phiếu sau khoảng 2 tuần điều chỉnh trong tâm lý thận trọng.
Tuy vậy, việc dự báo diễn biến ngắn hạn của thị trường chứng khoán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cung cầu, thông tin, tâm lý nên khó nói việc tăng hay giảm trong 1 vài phiên tới. Với tầm nhìn trung hạn từ nay tới cuối năm thì sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ thị trường hơn ở góc độ vĩ mô.
PV:FED cắt giảm lãi suất sẽ tạo dư địa lớn để các nước duy trì nới lỏng tiền tệ, trong đó có Việt Nam. Ông suy nghĩ thế nào về sự hỗ trợ của xu hướng này tới dòng tiền trên thị trường chứng khoán, bao gồm cả dòng tiền trong nước và vốn ngoại?
Ông Đỗ Bảo Ngọc: Điều này sẽ tạo ra làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ tại nhiều khu vực và quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã sớm nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc giảm lãi suất trước thời điểm FED chính thức giảm lãi suất USD.
Cùng với đó, việc FED sẽ còn giảm lãi suất trong thời gian tới sẽ tạo thêm không gian cho NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng với mặt bằng lãi suất thấp, tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Tôi kỳ vọng, NHNN có thể có thêm các gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp và người dân vay tiêu dùng, sản xuất, phát triển kinh doanh… trong thời gian tới.
Đi đôi với đó, FED giảm lãi suất sẽ có nhiều yếu tố vĩ mô khác cũng sẽ chuyển biến tốt và tác động tích cực hơn tới dòng tiền trong nước và quốc tế.
Đầu tiền là việc lãi suất thấp sẽ khuyến khích dòng tiền trong nền kinh tế tìm kiếm các kênh đầu tư có lợi suất kỳ vọng cao hơn gửi tiết kiệm, tại Việt Nam thì các thị trường sẽ hưởng lợi là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Tiếp đó, tỷ giá VND/USD sẽ giảm và ổn định hơn, kết hợp với thực tế là chênh lệch lãi suất VND và USD thu hẹp đáng kể. Điều này góp phần khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ giảm bán ròng và thậm chí có thể quay trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có sự hồi phục và tăng trưởng lợi nhuận đủ hấp dẫn. Tỷ giá ổn định cũng là điều kiện tốt để dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân mạnh mẽ hơn.
Với dòng tiền trong nước thì tỷ giá ổn định cũng là yếu tố khuyến khích dòng tiền dịch chuyển vào kênh chứng khoán để tìm kiếm lợi suất cao hơn kênh gửi tiết kiệm. Ngoài ra, tỷ giá ổn định làm giảm nguy cơ lạm phát và giúp NHNN mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, nâng cao “sức khoẻ” cho nền kinh tế.
PV:Ông nghĩ thế nào về khả năng cắt giảm và mức cắt giảm của FED trong thời gian từ nay tới cuối năm. Nếu FED cắt giảm tiếp lãi suất thì cơ hội thế nào đối với kinh tế Việt Nam nói chung và tăng trưởng lợi nhuận của DNNY?
Ông Đỗ Bảo Ngọc: FED có thể còn giảm lãi suất thêm 2 lần trong năm 2024, và dự kiến giảm thêm 1% trong năm 2025, giảm thêm 0,5% trong năm 2026 để duy trì mặt bằng lãi suất dài hạn ở mức 2,9%/năm.
Như đã chia sẻ ở trên, nền kinh tế Việt Nam nói chung và DNNY sẽ có nhiều cơ hội hồi phục khi tổng hòa nhiều yếu tố vĩ mô sẽ hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, lãi suất thấp giúp tiết giảm chi phí vốn, tỷ giá ổn định và lạm phát thấp đi kèm với các chương trình hỗ trợ của Chính phủ sẽ giúp cải thiện sức cầu, tăng chi tiêu tiêu dùng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu trở lại, qua đó cải thiện lợi nhuận trong thời gian tới.
Tôi cho rằng, sự hồi phục của nền kinh tế và các DNNY sẽ bước vào 1 chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận mới và đó là yếu tố quan trọng nhất thu hút dòng vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam.
PV:Xin cảm ơn ông!