【ket qua kasimpasa】Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tập trung vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ,úcđẩytăngtrưởngkinhtếViệtNamtậptrungvàochuyểnđổisốchuyểnđổket qua kasimpasa Bộ trưởng Ngoại giao Lào Điều động, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Bộ Y tế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên góp phần làm nên ‘‘kỳ tích sông Hồng’’

Sáng 26/6, tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận theo hình thức ăn sáng làm việc với Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF.

Trọng tâm của phiên thảo luận là tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam; tập trung vào chuyển đổi số, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và vai trò Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tấm lòng thơm thảo của mế Dâng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF.

Các đại biểu đã cùng chia sẻ, đối thoại trên tinh thần cởi mở, chân thành, thẳng thắn, hướng tới những cơ hội hợp tác mới trong thời gian tới ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, thực chất và bền vững. Các ý kiến đánh giá cao tốc độ tăng trưởng, phát triển, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế số năm 2023 đã chiếm khoảng 16% GDP.

Giáo sư Klaus Schwab cho biết, WEF rất vui mừng có quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam - ngôi sao sáng đang phát triển nhanh của kinh tế thế giới.

Ông Brand Cheng, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Foxconn nhắc lại tại cuộc gặp vào tháng 1 năm ngoái, ông đã báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc đặt thêm nhà máy tại Việt Nam và nhà máy này đã sản xuất vào tháng 4 vừa qua. Đây là thí dụ cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong phát triển kinh tế. Đến nay, các nhà máy của Foxconn đã hiện diện tại 5 tỉnh với 80 nghìn nhân viên và tổng đầu tư khoảng 4 tỷ USD. “Việt Nam đang phát triển nhanh và chúng tôi phát triển cùng Việt Nam”, ông nói.

Đại diện Pepsico cho hay sau 30 năm, công ty này đã đầu tư 850 triệu USD vào Việt Nam và sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, tái chế nhựa.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng bày tỏ quan tâm, đặt các câu hỏi về một số vấn đề, lĩnh vực như hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan kinh tế số, chuyển đổi xanh như chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính; các chứng chỉ xanh; bảo đảm cung ứng điện, chuyển đổi năng lượng; tài chính cho năng lượng tái tạo; chính sách ưu đãi với các lĩnh vực công nghệ cao.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điểm lại một số nét lớn của tình hình thế giới hiện nay khi hậu quả đại dịch Covid-19 còn kéo dài; các yếu tố như phân cực, căng thẳng, xung đột, cạnh tranh chiến lược, biến đổi khí hậu… ảnh hưởng tới kinh tế thế giới và các quốc gia.

Tấm lòng thơm thảo của mế Dâng
Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Điều hành WEF phát biểu tại phiên đối thoại.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang lựa chọn ưu tiên cho tăng trưởng; đồng thời có biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kết quả là năm 2022, GDP Việt Nam tăng trưởng 8,02%, năm 2023 đạt 5,5% và năm 2024, quý I đạt 5,66%, quý II ước đạt cao hơn quý I và tiếp tục xu hướng tăng cao hơn trong nửa cuối năm. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài thấp hơn nhiều giới hạn cho phép. Đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm mất giá ít nhất so các nước trong khu vực.

Chia sẻ những định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, với các nhóm giải pháp lớn. Đó là, thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ và giữ ổn định tỷ giá phù hợp; phối hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, tiếp tục miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và đẩy mạnh đầu tư công.

Về chính sách thương mại, Việt Nam chủ trương đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, khai thác hiệu quả các FTA đã có, các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới, ủng hộ thúc đẩy tự do hóa thương mại.

Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (về thu-chi ngân sách, xuất-nhập khẩu, bảo đảm lương thực, thực phẩm, cung ứng điện-năng lượng và thị trường lao động đáp ứng được sự chuyển đổi).

Việt Nam tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực. Trong đó, xác định thể chế cũng là nguồn lực, động lực cho sự phát triển, Thủ tướng cho biết sẽ sớm thành lập Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, điểm nghẽn về cơ chế, chính sách do chính Thủ tướng đứng đầu, đồng thời các Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực phụ trách.

Về hạ tầng, Việt Nam phát triển đồng bộ cả hạ tầng cứng (giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, trong đó có các trung tâm, cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng phát triển xanh, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu) và hạ tầng mềm.

Về nhân lực, với quan điểm coi con người là trung tâm, chủ thế, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển, Việt Nam chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Một giải pháp quan trọng khác là huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho tăng trưởng và phát triển. Việt Nam tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, với các lĩnh vực ưu tiên là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức. Đây cũng là những lĩnh vực đang là xu thế phát triển của thế giới.

“Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam tiếp tục lựa chọn ưu tiên cho tăng trưởng và có chính sách linh hoạt, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và tình hình, xu thế thế giới”, Thủ tướng chia sẻ, đồng thời đề nghị các nhà đầu tư tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong thực hiện mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố môi trường hòa bình hòa bình, ổn định để phát triển, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài, hiệu quả tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục phát huy phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, tinh thần “3 cùng” giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân, gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển.

Khẳng định Việt Nam không thiếu điện

Sau khi bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan trao đổi về các vấn đề nhà đầu tư quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp làm rõ thêm một số nội dung cụ thể.

Liên quan cung ứng điện, Thủ tướng cho biết năm 2023, Việt Nam có thiếu hụt điện cục bộ tại một số thời điểm, nhưng sang năm 2024, mặc dù sản lượng điện tiêu thụ tăng tới 15%, có những ngày vượt 1 tỷ kWh/ngày, cao nhất trong lịch sử, song cung ứng điện vẫn được bảo đảm.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ không thiếu điện, với các giải pháp đồng bộ về nguồn điện, tải điện, phân phối, sử dụng điện và giá điện. Đơn cử như tải điện, các đường dây 500kV trước đây phải làm trong 2 năm, thậm chí 4 năm, nhưng hiện nay chỉ mất khoảng 6 tháng.

Cùng với đó, Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung chính sách với việc chuẩn bị ban hành các nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA), về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.

Với nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ sắp ban hành nghị định liên quan thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu và sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư từ chủ yếu ưu đãi thuế sang ưu đãi tài chính, chi phí, đất đai… đối với dự án ưu tiên.

Mặt khác, định hướng của Việt Nam là thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án trong lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối, nhất là phục vụ các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển mạnh một số lĩnh vực mới có tính đột phá, chiến lược như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Để thúc đẩy phát triển xanh, Thủ tướng cho rằng phải triển khai các giải pháp đồng bộ: nâng cao nhận thức về phát triển xanh; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp; huy động nguồn lực hợp tác công tư; xây dựng hạ tầng chuyển đổi xanh, nhất là hạ tầng về điện, sóng viễn thông; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; nâng cao năng lực quản trị xanh; huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, cả hệ thống chính trị và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, Việt Nam đang rất tích cực giảm phát thải trong nông nghiệp, trong đó có chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại đồng bằng sông Cửu Long, đây là dự án đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này.

Nhấn mạnh Việt Nam rất quan tâm đến các kinh nghiệm, đề xuất cơ chế, khuyến nghị chính sách, nhu cầu thực tiễn, Thủ tướng đề nghị WEF và các đối tác tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Việt Nam trong việc tham vấn, góp ý xây dựng, hoạch định các chính sách phù hợp, hiệu quả; tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào các sáng kiến, hệ sinh thái của WEF; WEF và các đối tác tiếp tục phát huy vai trò quan trọng là cầu nối đồng hành, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hợp tác, đầu tư, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

* Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị WEF Đại Liên năm 2024, sáng 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF.

Giáo sư K.Schwab bày tỏ vui mừng được gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung Quốc trong lần thứ ba liên tiếp tham dự Hội nghị thường niên WEF. Nhà sáng lập WEF bày tỏ ấn tượng trước những thông điệp của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên khai mạc toàn thể và sự chân thành, cởi mở của Thủ tướng trong trao đổi với các CEO hàng đầu của WEF.

Tấm lòng thơm thảo của mế Dâng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schawab.
Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai hiệu quả MOU, phối hợp đưa Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kết nối hàng đầu tại khu vực. WEF chào đón việc Việt Nam tham gia vào mạng lưới Cách mạng công nghiệp 4.0 của WEF và đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam không chỉ chia sẻ tri thức về công nghệ mà tăng cường hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Ông cho biết WEF và các tập đoàn thành viên đánh giá cao triển vọng, môi trường đầu tư, kinh doanh cùng những thành tựu kinh tế nổi bật của Việt Nam; nhìn nhận Việt Nam như một hình mẫu về một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và tận dụng hiệu quả những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hai bên vui mừng trước những bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF thời gian qua, đặc biệt là việc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giai đoạn 2023-2026 vào năm trước tại Hội nghị WEF Thiên Tân.

Nhân dịp này, Giáo sư K.Schwab đã trân trọng chuyển thư mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos năm 2025.