【kq iceland】Ấn Độ "cấm cửa", cả trăm doanh nghiệp hương nhang dọa phá sản

an do cam cua ca tram doanh nghiep huong nhang doa pha sankq iceland cả trăm doanh nghiệp hương nhang dọa phá sản" />Ấn Độ hạn chế nhập khẩu hương nhang: Doanh nghiệp “kêu cứu”, liệu có thông?
an do cam cua ca tram doanh nghiep huong nhang doa pha san
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng vừa có cuộc làm việc với ông Pranay Verma, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam để tiếp tục thúc đẩy giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã giải thích với Đại sứ Ấn Độ về tính chất đặc thù của sản phẩm hương nhang sản xuất cho thị trường Ấn Độ và những thiệt hại nghiêm trọng do biện pháp chính sách của Ấn Độ gây ra.

Theo đó, ngành sản xuất và xuất khẩu hương nhang của Việt Nam do không thể chuyển đổi sản xuất hương nhang cho thị trường khác, không thể tận dụng nguồn nguyên liệu, máy móc; đe dọa sự tồn tại của hơn 100 doanh nghiệp sản xuất hương nhang xuất khẩu và cuộc sống của hơn 2,5 vạn lao động.

Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp, căn cứ các hợp đồng đã ký trước ngày 31/8/2019, có hơn 300 công hàng của các doanh nghiệp Việt Nam đang dưới dạng hàng tồn kho. Một số công hàng hương nhang của Việt Nam đang mắc tại cảng của Ấn Độ.

Thông báo 15/2015-2020 do Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ ban hành đột ngột, có hiệu lực ngay, vi phạm nghĩa vụ thông báo trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, bất cứ biện pháp chính sách nào cũng phải đảm bảo tính minh bạch, đặc biệt là nghĩa vụ công bố thông tin. Trường hợp Thông báo 15/2015-2020 được ban hành mà không có hướng dẫn cụ thể về cấp phép nhập khẩu khiến cho việc hạn chế nhập khẩu của Ấn Độ giống như việc cấm nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Đại sứ Ấn Độ dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, phối hợp cùng tìm cách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà nhập khẩu của Ấn Độ.

Theo đó, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Đại sứ Ấn Độ trao đổi với các cơ quan liên quan của phía Ấn Độ và sớm có phản hồi đối với các đề xuất của Việt Nam.

Thứ nhất,tạo điều kiện cho các công hàng đã đến cảng tại Ấn Độ được thông quan do hiện tại không thể đưa các công hàng này về Việt Nam, trong khi chi phí lưu kho tại Ấn Độ rất tốn kém, khiến các doanh nghiệp càng thiệt hại nặng nề.

Thứ hai,cho phép thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày 31/8/2019 (với số lượng hàng hóa khoảng 300 công hàng) do các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đã tiến hành sản xuất theo hợp đồng, hiện đang lưu kho tất cả số hương nhang này và không thể tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu đi bất kỳ nước nào khác do tính đặc thù của mặt hàng hương nhang xuất khẩu sang Ấn Độ như đã nói ở trên.

Thứ ba,cân nhắc việc gỡ bỏ biện pháp chính sách này của Ấn Độ để không tiếp tục vi phạm các quy định của WTO cũng như tuân thủ đúng tinh thần của Hiệp đinh Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ.

Trước đó, ngày 31/8/2019, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ra Thông báo số 15/2015-2020 điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang và các chế phẩm (mã HS 33074100 và 33074900) từ trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu”.

Theo chính sách điều chỉnh, để có thể nhập khẩu vào Ấn Độ, các doanh nghiệp nhập khẩu hương nhang và các chế phẩm khác phải xin giấy phép nhập khẩu và một Ủy ban liên Bộ sẽ xem xét việc cấp phép cho từng lô hàng. Thông báo có hiệu lực ngay ngày 31/8/2019 nhưng không kèm theo thông tin nào về các tiêu chí, điều kiện cấp phép.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nhập khẩu hương nhang tại Ấn Độ, cho đến nay, chưa có bất kỳ giấy phép nhập khẩu nào được cấp cho mặt hàng hương nhang. Mặc dù rất nhiều cuộc tiếp xúc, đề nghị từ phía các doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu nhưng Bộ Công Thương Ấn Độ vẫn chưa có thông tin và hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có thể xin giấy phép nhập khẩu.