【kết quả cremonese】Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn: Còn nhiều khó khăn

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đề ra đến năm 2025 đạt 100% CTRSH phát sinh tại các đô thị phân loại tại nguồn.

Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phân loại rác,ạichấtthảirắnsinhhoạttạinguồnCnnhiềukhkhăkết quả cremonese Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã tổ chức ngày hội đổi chất thải lấy quà cho người dân.

Hạ tầng chưa được đầu tư

Theo đơn vị tư vấn kế hoạch, ông Nguyễn Công Thuận, giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Trường Đại học Cần Thơ thì trong những năm qua công tác quản lý CTRSH được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. UBND tỉnh Hậu Giang đã có phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2025 đạt 100% CTRSH phát sinh tại các đô thị được phân loại tại nguồn.

Tuy nhiên, đến nay công tác phân loại CTRSH phát sinh tại các đô thị chưa được triển khai đồng bộ vì chưa xây dựng kế hoạch cụ thể về lộ trình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Công tác phân loại CTRSH tại nguồn chỉ mới ở dạng tuyên truyền và xây dựng một số mô hình điểm được thực hiện chủ yếu bởi Mặt trận Tổ quốc Việt Namvà các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tỉnh. Công tác truyền thông chưa sâu rộng do thiếu tài liệu tuyên truyền và kinh phí. Các mô hình phân loại CTRSH tại nguồn chưa hiệu quả do nhận thức của người dân chưa cao, cơ sở hạ tầng phục vụ thu gom CTRSH sau phân loại chưa được đầu tư, kinh phí và nhân lực để quản lý, thực hiện mô hình chưa đáp ứng.

Theo dự kiến đến năm 2024, nhà máy điện rác Hậu Giang được vận hành để xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh. Khi nhà máy đi vào hoạt động thì rất thuận lợi đối với khu vực có tuyến thu gom, có thể vận chuyển xử lý tại nhà máy. Nhưng đối với khu vực chưa có tuyến thu gom, nhất là khu vực nông thôn thì việc xử lý CTRSH còn gặp nhiều khó khăn do chưa được phân loại, chưa có giải pháp thu gom, xử lý phù hợp dẫn đến mất vẻ mỹ quan và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Theo lộ trình kế hoạch đề ra, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Bảy, cho rằng mục tiêu trong từng giai đoạn có thể thực hiện được. Nhưng hiện nay vấn đề việc phân loại để thu gom thì rất khó do hạ tầng không đảm bảo trong giai đoạn đưa ra, xe trung chuyển không có. Theo đó, đối với chất thải nguy hại thì đơn vị nào thu gom và xử lý, do kinh phí thu gom quá cao.

Ông Phạm Đình Đôn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nhận xét: Đối với nhiệm vụ đến năm 2025, tỉnh có 3 nội dung cần quan tâm là xây dựng phân loại, tuyên truyền và thực hiện. Trong khi, hiện nay người dân chưa hiểu rõ việc phân loại 3 loại chất thải và cơ sở vật chất chưa có nên rất khó thực hiện.      

Nhân rộng mô hình ủ rác hữu cơ

Việc thu gom, xử lý CTRSH sau khi phân loại tại nguồn dự kiến trong kế hoạch thì đối với khu vực đã có tuyến thu gom, CTRSH không thể đốt mà được gom 1 lần/tuần vào ngày thứ bảy và được chuyển đến trạm trung chuyển gần nhất lưu tạm chờ xử lý. CTRSH nguy hại được thu gom 1 lần/tháng vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng và được chuyển đến trạm trung chuyển gần nhất lưu tạm chờ thu gom, vận chuyển xử lý tập trung. CTRSH có thể đốt được thu gom 1 lần/ngày và được chuyển đến các bãi rác (khi chưa có nhà máy điện rác) hoặc nhà máy điện rác để xử lý.

Đối với khu vực có tuyến giao thông đảm bảo cho xe có thùng kéo, xe đẩy tay di chuyển thì thực hiện thu gom tương tự như khu vực đã có tuyến thu gom và vận chuyển đến điểm tập kết tại nơi thuận tiện giao thông để chuyển đến cơ sở xử lý theo từng loại. Đối với khu vực không thể thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết tại nơi thuận tiện giao thông để CTRSH được phân loại xử lý tại hộ gia đình đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Trước thực trạng còn khó khăn của tỉnh hiện nay, ông Phạm Đình Đôn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho biết: Theo Nghị định của Chính phủ và chủ trương của Việt Nam là thực hiện phân loại rác tại nguồn. Đối với tỉnh thì dự kiến đến năm 2024, nhà máy điện rác trên địa bàn tỉnh mới đi vào hoạt động, vì vậy hiện tại tỉnh vẫn phải sử dụng các bãi rác hiện có để xử lý và cần xem lại khả năng thực hiện trong dân. Theo đó, có 3 loại thùng để phân loại rác thì có đảm bảo, các tổ chức thu gom thu về thì như thế nào, vì vậy tỉnh nên mạnh dạn đầu tư các màu thùng ngay từ đầu cho tốt và các bãi rác tiếp nhận, bãi rác tại nguồn cần nêu rõ để người dân nắm.

PGS-TS Nguyễn Võ Châu Ngân, Phó phòng Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Ở Hậu Giang, thành phần hữu cơ có trong lượng thức ăn cao nhất, chiếm 85%. Trong thời gian qua, tỉnh đã có mô hình ủ rác hữu cơ để xử lý loại rác hữu cơ tại địa phương rất tốt và nên nhân rộng ra toàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cân nhắc thêm là nên để rác vào bọc có màu trắng nhằm giúp việc thu gom thấy rác rõ hơn. Nên chăng thêm loại thùng chứa rác không phân loại để đơn vị xử lý rác và người dân thuận lợi. Ngoài ra, tỉnh nên định hướng cho địa phương có hướng xử lý chất thải rõ ràng, cần có kế hoạch kiểm tra và xử phạt.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, đại diện Công ty TNHH MTV Greenity Hậu Giang, nên tuyên truyền cụ thể việc phân loại rác đốt được và đốt không được để giúp công ty trong việc xử lý tốt hơn. Thay vì mua túi đựng rác, tỉnh nên làm các chương trình, đổi rác lấy túi ni-lông đựng để rác cho người dân. Trong khi ông Nguyễn Hồng Hài, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, cho rằng: Nhận thức của người dân rất quan trọng trong thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Bên cạnh giải quyết những khó khăn tại địa phương thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân để nâng cao ý thức.

Theo dự thảo kế hoạch, mục tiêu đến năm 2023, phấn đấu có 15% số hộ khu vực chưa có tuyến thu gom thực hiện mô hình phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, lưu giữ và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Có 30% số hộ khu vực có tuyến thu gom thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Có 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Đến năm 2025, phấn đấu có 50% số hộ khu vực chưa có tuyến thu gom thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, thu gom, lưu giữ và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Có 100% số hộ khu vực có tuyến thu gom thực hiện mô hình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn, chuyển giao cho đơn vị thu, gom xử lý từng nhóm chất thải được phân loại. Có 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn chuyển giao cho đơn vị thu gom xử lý từng nhóm chất thải được phân loại.

 

Bài, ảnh: T.XOÀN