XEM VIDEO:
Quốc hội sáng nay (9/11) tiếp tục thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (KTXH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 và báo cáo về công tác phòng,áchnhiệmchotừngcánbộđểkhôngcầnnhờvảmàviệcvẫnchạsố liệu thống kê về dortmund gặp vfb stuttgart chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM Tô Thị Bích Châu (đoàn TP.HCM) nói về đợt dịch vừa qua tại TP đã làm hơn 400 nghìn người nhiễm và gần 17 nghìn người tử vong. Trong báo cáo phòng, chống dịch, báo cáo của Chính phủ năm 2021 về giải pháp để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, bà cho biết chưa thấy đề cập đến việc làm sao để thúc đẩy sự “mạnh dạn, ý thức vai trò” của mỗi bộ, ngành địa phương.
“Mỗi đơn vị nhất là đơn vị tham mưu thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham mưu cho Chính phủ việc thực hiện vai trò chỉ đạo, hướng dẫn chứ không phải khó thì về địa phương, dễ đúng quy định thì trung ương làm”, bà bày tỏ.
ĐBQH Tô Thị Bích Châu |
Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là “chống dịch như chống giặc”, nhưng theo nữ đại biểu, không phải cơ quan, đơn vị nào cũng ý thức được điều đó. Trong khi, địa phương cần xin ý kiến về các quy định trong trường hợp “nước sôi, lửa bỏng” như phòng chống dịch.
Dẫn chứng câu chuyện lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do kiều bào ở Australia ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM, bà cho biết MTTQ TP đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm và Cục Thú y. Trong khi Cục Thú y chỉ trong 2 ngày trả lời đồng ý, thì Cục An toàn thực phẩm lại đề nghị TP.HCM hỏi Chính phủ.
“Chúng tôi gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về cho Cục An toàn thực phẩm trả lời. Vậy tại sao không tham mưu luôn một văn bản nêu chính kiến của mình và tham mưu cho Chính phủ một văn bản trả lời?”, bà Châu nói và cho rằng cách làm của Cục An toàn thực phẩm là đúng quy trình nhưng không đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
ĐB đặt câu hỏi “lô hàng cứu trợ TP.HCM về gần 1 tháng chưa lấy ra được là lỗi do ai?”.
Bà mong Chính phủ kiến tạo, tạo ra một cơ chế hành chính thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của bộ, ngành, của từng cán bộ trong việc tham mưu kịp thời cho Chính phủ những việc cần thiết “không cần phải nhờ vả quen biết mà việc vẫn chạy”, có lợi cho người dân.
Do đó, theo bà cần sự phân cấp mạnh, hướng dẫn rõ ràng trong những tình huống như thế này.
Nghiên cứu đưa vắc xin Covid-19 vào chương trình tiêm chủng quốc gia
Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang Thái Thu Xương (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang) bày tỏ sự trăn trở khi năm 2021 diễn ra nhiều biến cố do dịch Covid-19 tái bùng phát, làm bào mòn sức chống chịu của dịch với người dân, doanh nghiệp.
Theo dự báo, dịch còn diễn biến khó lường, tình hình dịch trong nước phức tạp, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gần đây số ca mắc tăng nhanh, có tỉnh phải tăng cấp độ dịch từ cấp độ 1 lên cấp độ 2,3, có tỉnh phải tăng từ cấp độ 2 lên cấp độ 4. Bên cạnh đó, cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nền kinh tế có nguy cơ chậm phục hồi, tăng trưởng thấp, đời sống, việc làm của đại bộ phận nhân dân khó khăn.
Chốt kiểm dịch ở tỉnh Hậu Giang. |
Theo nữ ĐB, việc chuyển sang trạng thái bình thường mới đang đặt ra vấn đề cần giải quyết, người dân tiếp tục là chủ thể phải thích ứng.
Bà kiến nghị Chính phủ giải pháp căn cơ hơn trong phòng chống dịch để đất nước chuyển trạng thái bình thường mới.
Cụ thể, Chính phủ cần xây dựng chương trình tổng thể, chuẩn bị nguồn lực và con người để phòng dịch.
Tăng cường thông tin tuyên truyền cho người dân; kiểm tra, giám sát, xử nghiêm hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Tiếp tục rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật, các chế độ chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
Bà cũng đề nghị Chính phủ giảm bớt thủ tục hành chính, hỗ trợ cho lao động tự do từ nguồn ngân sách Trung ương. Rà soát hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhằm duy trì sự sẵn sàng trong thời gian tới
Có biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ em bằng việc tiêm vắc xin cho trẻ, tích cực nghiên cứu, phát triển vắc xin, thuốc điều trị Covid-19. Huy động y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch, nên áp dụng tương tự chi trả như cơ sở y tế công lập, những chi phí khác dựa trên minh bạch và sự tự nguyện của người dân.
Tiếp tục lên tiếng về vấn đề này, ĐB Lê Thị Thanh Lam (Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Hậu Giang) phân tích đại dịch Covid-19 đã làm cho sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Do tác động của đại dịch, nhiều người lao động mất việc làm, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Vì vậy, bà Lam đề nghị Chính phủ cần rà soát để bổ sung các đối tượng yếu thế được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 68.
ĐB đoàn Hậu Giang cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát có thêm các chính sách an sinh xã hội, kịp thời hỗ trợ các đối tượng yếu thế, đặc biệt là lao động tự do ngoài danh mục của các tỉnh.
Bà Lam đề nghị Chính phủ xây dựng phương án ứng phó với tình trạng người lao động rời khỏi các thành phố lớn. Đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương, khắc phục đứt gãy nguồn cung lao động, thu hút nguồn lao động về làm việc tại các khu công nghiệp, thành phố lớn để khôi phục lại năng xuất.
Ngoài ra, ĐB Lê Thị Thanh Lam đề nghị tăng nguồn ngân sách bố trí hàng năm cho ngành y tế; nghiên cứu đưa vắc xin phòng chống dịch vào chương trình tiêm chủng quốc gia và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trên toàn quốc.
Trần Thường - Hương Quỳnh
Thông tin này được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra khi giải trình, làm rõ thêm trong phiên thảo luận chung tại Quốc hội chiều 8/11.