TheẻthôngtinđểbảohiểmthươngmạiBHYTcùngpháttriểbongda ìnoo số liệu từ Bộ Y tế, tính đến hết năm 2018, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 87,5% dân số, khoảng 174 triệu lượt người khám chữa bệnh tại gần 13 nghìn cơ sở y tế, với số chi khám chữa bệnh khoảng 94 nghìn tỷ đồng. Hiện nay Việt Nam có 2 hình thức bảo hiểm là: BHYT mang tính xã hội không vì mục đích lợi nhuận và được Nhà nước tổ chức thực hiện theo luật, mọi người dân bắt buộc tham gia và bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, mang tính kinh doanh, hoạt động có lợi nhuận.
Ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, còn 13% dân số chưa tham gia BHYT, tỷ lệ chi từ tiền túi hộ gia đình cho y tế còn cao, khoảng 40%. Tuy nhiên, Quỹ BHYT chưa đảm bảo bao phủ toàn bộ nhu cầu và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mức độ bao phủ về tài chính vẫn còn hạn chế. Người tham gia BHYT có nhu cầu được bổ sung quyền lợi BHYT trên cơ sở áp dụng mức đóng BHYT khác nhau. Một bộ phận dân số tham gia bảo hiểm sức khỏe theo hình thức bảo hiểm thương mại và có xu hướng gia tăng theo sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Lê Văn Khảm nhấn mạnh, cơ quan quản lý về BHYT và các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thương mại cần chia sẻ thông tin như số lượng, tỷ lệ người tham gia các loại hình BHYT; quản lý các loại hình dịch vụ và các gói BHYT mà bảo hiểm thương mại đang cung cấp; xác định nhu cầu mua các gói quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, lựa chọn cơ sở cung ứng dịch vụ; chia sẻ thông tin về sử dụng dịch vụ và chi phí nhằm chống lại hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm.
Bên cạnh đó, huy động các nguồn tài chính thông qua các cơ chế bảo hiểm phù hợp đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính, chất lượng dịch vụ bảo hiểm và kiểm soát cung ứng, chất lượng dịch vụ y tế đối với người tham gia, quản lý bảo hiểm. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi triển khai các gói sản phẩm bảo hiểm (bao gồm cả gói BHYT bổ sung), tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các gói BHYT thương mại./.
Văn Nam