Những ngày cuối tháng 7 này,ămChiếnthắngĐồngLộtrận đấu inter milan gặp salernitana hàng ngàn, hàng vạn ngọn nến lại được thắp lên trên khắp các nghĩa trang, từ bắc chí nam, để tưởng nhớ, tri ân những người con thân yêu, đã vì nền độc lập của Tổ quốc mà ngã xuống. Họ- những người “không kịp bước chân về phía hòa bình”, “máu xương đã hòa tan vào non sông” như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, khi nhắc đến 10 cô gái thanh niên xung phong, những người “tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai lập gia đình”. Họ đã nằm lại ngã ba Đồng Lộc- 50 năm về trước.
Tròn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhắc đến địa danh Đồng Lộc (Can Lộc- Hà Tĩnh) là nhắc đến “túi bom, chảo lửa” trong kháng chiến chống Mỹ, nhắc đến sự hy sinh, mất mát và lòng quả cảm của những chàng trai, cô gái tuổi mới mười tám, đôi mươi.
“Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc”. Họ là bộ đội, là thanh niên xung phong, công an, công nhân giao thông, dân quân tự vệ, dân công hỏa tuyến, kiên cường bám trụ với quyết tâm sắt đá “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “tim có thể ngừng đập, nhưng đường phải thông”, “xe chưa qua nhà không tiếc”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Một ngày còn có giặc Mỹ thì còn có Ngã ba Đồng Lộc hiên ngang đánh Mỹ.
Nhắc đến Đồng Lộc là nhắc đến 10 đóa hoa bất tử -10 nữ thanh niên xung phong. Họ đã hy sinh cùng nhau trong trong căn hầm chữ A vào buổi chiều định mệnh ngày 24/7/1968, cách đây tròn 50 năm. Đó là chị Tần, chị Cúc, chị Nhỏ, chị Xuân… Người trẻ nhất mới 17 và người lớn tuổi nhất mới 24, chưa ai lập gia đình. Các chị đã vĩnh viễn nằm lại ngã ba huyết mạch Bắc - Nam này như họ đã chung một chiến hào lúc còn sống.
Biết bao giọt nước mắt đã rơi khi biết rằng, bữa ăn cuối cùng của các chị “không có gạo, nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường”. Tên tuổi của 10 nữ thanh niên xung phong anh hùng đã tạc vào lịch sử, đi và thơ văn, phim ảnh. Những cô gái bất tử bên dòng sông La đã hóa vào đất đá, tạo thành hoa lá quê hương.
Trên hành trình đi tới hòa bình, đã có biết bao anh hùng, liệt sĩ phải “ở lại” chiến trường như chị Tần, chị Cúc, anh Thạc, chị Trâm... Giữa núi rừng Trường Sơn với bao khó khăn, vất vả, thiếu thốn nhưng các chị, các anh vẫn hăng say lao động và chiến đấu, sẵn sàng hy sinh . “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Dân tộc này, Tổ quốc này mãi mãi ghi lòng tạc dạ.
Nền độc lập, tự do mà chúng ta có được ngày hôm nay đã phải đánh đổi bởi những hy sinh, mất mát với những tên đất, tên người như Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, hang Tám cô, Thành cổ Quảng Trị… và hàng nghìn địa danh khác trên dải đất hình chữ S đau thương. Nó là chứng tích chiến tranh, ghi dấu một thời mưa bom bão đạn, ghi dấu sự quả cảm, hiên ngang của con người Việt Nam trước kẻ thù hơn mình gấp bội.
Trên con đường xuôi ngược Bắc-Nam, không ít người đã chọn Đồng Lộc như một điểm dừng chân đầy ý nghĩa. Năm nay, trong dòng người từ khắp mọi miền về với Đồng Lộc, có cả những thanh niên Kiều bào từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều em có thể diễn đạt tiếng Việt còn khó khăn nhưng câu chuyện Đồng Lộc vẫn in lên khóe mắt, trong cái lặng thinh, bùi ngùi giữa chốn linh thiêng. Đồng Lộc chính là bài học lịch sử sống động, hiện hữu cho các thế hệ người Việt Nam, ở trong và ngoài nước, hôm nay và mai sau.
Bước chân về phía hòa bình, 50 năm hay lâu hơn nữa, vẫn luôn in dấu những gương mặt rạng ngời, mãi mãi tuổi 20.