【seoul đấu với gwangju】Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả” đã đặt ra đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện thể chế để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống.

Thể chế là hệ thống gồm các nguyên tắc, quy định, các luật lệ. Mỗi quốc gia có một thể chế riêng được quy định trong văn bản pháp luật, có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó. Thể chế định hướng sự phát triển của chế độ chính trị theo mục tiêu của quốc gia.

Thể chế chính thức là những quy tắc, luật lệ được ban hành bằng văn bản bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng vai trò điều chỉnh và quản lý nhà nước lẫn xã hội, giúp tạo ra trật tự, kỷ cương.

Thể chế phi chính thức là những chuẩn mực, quy tắc được hình thành bởi cộng đồng xã hội, không được ghi thành văn bản.

Ba thành tố tạo thành thể chế ở Việt Nam: hệ thống pháp luật và các quy định, chuẩn mực; tổ chức bộ máy gồm ba khối là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội; cơ chế vận hành là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945) đến nay, về cơ bản thì mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Việt Nam rất ổn định dù cũng có sự điều chỉnh trong mỗi khối ở từng giai đoạn lịch sử.

Người dân đến Bộ phận Phục vụ hành chính công làm thủ tục hành chính. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Người dân đến Bộ phận Phục vụ hành chính công làm thủ tục hành chính. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Mặt trái của tính ổn định là sự ít đổi mới. Hậu quả là, theo lời của Tổng Bí thư, bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm hoặc không đi vào cuộc sống; sự chồng chéo dẫn đến tình trạng “lấn sân,” cản trở, thậm chí “vô hiệu hóa” lẫn nhau, làm giảm tính chủ động, sáng tạo, dẫn đến năng suất lao động, hiệu suất công tác thấp…

Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hoàn thiện thể chế để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống. Thể chế ở đây được hiểu là bao gồm cả thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế xã hội, thể chế văn hóa…, với vai trò quyết định thuộc về thể chế chính trị.

Vai trò chủ yếu của thế chế chính trị trong việc phát triển đất nước là xác lập quyền lực chính trị, sử dụng quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước, giá trị và mục tiêu của thể chế chính trị; xây dựng thể chế Nhà nước, bộ máy công quyền tinh gọn, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Tại Đại hội VI (năm 1986) Đảng ta đã xác định phải đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị. Trọng tâm của đổi mới kinh tế là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm của đổi mới chính trị là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương xã hội.

Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một nội dung cốt lõi quan trọng trong các quan điểm, đường lối của Đảng.

Từ Đại hội VI đến Đại hội XI (năm 2001) Đảng ta xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Đến Đại hội XII (năm 2016) Đảng ta nhận thấy rằng năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ, do đó Đảng quyết định phải đổi mới đồng bộ cả thể chế kinh tế lẫn thể chế chính trị.

Tại Đại hội XIII (năm 2021) Đảng xác định nhiệm vụ ở mức cao hơn-đổi mới đồng bộ tất cả các thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Vào thời điểm hiện tại, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng để đạt được các mục tiêu chiến lược thì chúng ta không những phải “nỗ lực phi thường, cố gắng vượt bậc,” mà còn không được phép “chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi,” “khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.”

Tổng Bí thư yêu cầu phải tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng.” “Vừa chạy vừa xếp hàng” có nghĩa là tất cả các thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… phải được khẩn trương hoàn thiện đồng thời, không có việc nào chờ việc nào, không đợi có sự hoàn chỉnh tổng thể rồi mới hoàn thiện từng thể chế cụ thể. Và điều quan trọng hơn cả là phải quyết tâm làm bằng được.

Tổng Bí thư Tô Lâm: sắp xếp tổ chức bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động