Gặp anh nhiều lần,ảVĩnhLNgườisắmnhiềđiểm xếp hạng người chơi chelsea gặp fulham biết anh có nhiều vai trò khác nhau, nhưng lần này, anh mang đến một cảm nhận rất khác biệt và bất ngờ, là tác giả sáng tác với tên gọi Vĩnh Lê (Lê Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh).
Viết khi xúc động thấy một cựu binh viếng Bác…
Anh vừa đạt giải nhất thể loại bài ca cổ Giải thưởng Sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019. Đây cũng là lần đầu tiên anh gởi tác phẩm dự thi và đạt giải cao. Anh kể, dù đã nhiều lần đến Di tích Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, nhưng lần đến vào dịp 30-4 năm trước thật khác biệt. Anh nhìn thấy một người cựu binh lâu năm có dịp về lại quê hương, đến viếng Bác. Đứng lặng trước Di ảnh của Người, người cựu binh ấy khóc và chia sẻ rằng, ông tự thấy mình chưa xứng đáng với lời dạy của Bác. Cảm xúc dạt dào tràn về, cùng với những trải nghiệm của bản thân trong mấy chục năm qua, anh đã viết bài vọng cổ “Người còn sống mãi với quê hương” rất nhanh. Anh cũng chẳng nghĩ viết để dự thi, mà là ghi lại cảm xúc đang tuôn tràn…
Ca cảnh “Trao con chiếc gậy Trường Sơn” của Vĩnh Lê được dàn dựng, tham gia và đạt giải B Liên hoan Tuyên truyền lưu động toàn quốc.
Nói về việc sáng tác, anh chia sẻ, chỉ viết nhiều trong những năm gần đây, để phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác tuyên truyền. Để tạo sự mới lạ, giúp người nghe dễ cảm nhận, anh nghĩ ra cách viết ca cảnh, có sử dụng bài vọng cổ, tài tử, dân ca Nam bộ, hò, vè… lồng ghép vào trong cùng một tiết mục. Cùng với đó là có dàn dựng múa, hình ảnh minh họa. Tất cả tạo thành một tác phẩm nghệ thuật nhẹ nhàng, dễ cảm, dễ thấm.
Năm 2019, anh đã viết nhiều tác phẩm để Hậu Giang tham gia Liên hoan Tuyên truyền lưu động toàn quốc năm 2019, như: “Mở đường thắng lợi”, “Trường Sơn ngày mới”, “Khúc tình ca Điện Biên - Hậu Giang”, “Trao con chiếc gậy Trường Sơn”…, đã đạt 2 giải A và 2 giải B. Gần đây, anh còn viết tác phẩm “90 năm đời ta có Đảng” dịp Ngã Bảy tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và công nhận thành phố Ngã Bảy trực thuộc tỉnh; tác phẩm ca cảnh phục vụ cho lễ công nhận đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới của Vị Thanh và Châu Thành A… Anh chia sẻ: “Với cách thể hiện mới này, tôi thấy được tín hiệu tích cực, được người nghe đón nhận, gần gũi, được chắt chiu từ những loại hình nghệ thuật Nam bộ, quen thuộc với mọi người, lại mang màu sắc tươi vui, rộn rã. Đây cũng sẽ là một cách dàn dựng cho những tác phẩm mới để phục vụ nhiệm vụ chính trị, trong công tác tuyên truyền ở địa phương, dễ đi vào lòng người”…
Anh đang đọc tài liệu và dự kiến có những chuyến đi thực tế để tìm hiểu về Nam Kỳ khởi nghĩa, xây dựng tác phẩm tham gia Liên hoan Tuyên truyền lưu động toàn quốc. Anh sẽ vẫn với cách khai thác nhiều thể loại âm nhạc trong một tác phẩm, phát huy thế mạnh của nhiều thể loại nhạc Nam bộ, gần gũi, dễ hiểu, vừa đáp ứng mục đích tuyên truyền, vừa bảo tồn và phát huy vốn văn hóa độc đáo của Nam bộ nói riêng, Việt Nam nói chung.
Từng là anh thợ sửa điện tử nhưng mê nghệ thuật
Tác giả Vĩnh Lê là một gương mặt quen thuộc, gần gũi với những người làm văn hóa ở Hậu Giang, nhất là phong trào văn nghệ ở cơ sở. Làm công tác trong ngành văn hóa mấy chục năm, trải qua nhiều công việc, từ anh thợ sửa chữa điện tử đam mê nghệ thuật, xin vào làm tại Trung tâm Văn hóa huyện Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ) từ năm 1991. Vào đây, anh có điều kiện làm phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương, phát huy sở trường, niềm đam mê, bắt đầu tham gia dàn dựng các tiết mục văn nghệ ở các hội thi cấp cơ sở, anh tích lũy dần kinh nghiệm và tập tành dàn dựng các tiết mục ca múa cho các hội thi, hội diễn ở huyện. Sau khi được cơ quan cử tham gia một khóa học thanh nhạc, dàn dựng tại Đoàn Nghệ thuật Quân khu 9 (nay là Đoàn Văn công Quân khu 9), anh mạnh dạn phát huy và thể hiện khả năng sáng tạo của mình, cùng đồng hành với phong trào văn nghệ ở cơ sở. Rồi vài năm sau đó, anh về công tác tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ) cho đến ngày chia tách tỉnh. Sau đó, anh khoác ba lô về Hậu Giang với hành trình gầy dựng phong trào văn nghệ cho một tỉnh mới với nhiều khó khăn và thử thách.
Là người làm công tác quản lý, phụ trách hướng dẫn nghiệp vụ ở lĩnh vực thông tin lưu động, văn nghệ quần chúng, hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ ở cơ sở, anh đã không ngại khó đi tìm và phát huy những nhân tố mới góp phần cho phong trào ở cơ sở nói riêng, của tỉnh Hậu Giang nói chung; gầy dựng và định hướng, nâng chất hoạt động của các câu lạc bộ chuyên môn ở trung tâm văn hóa cấp huyện, xã… Mỗi tháng, Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức họp định kỳ trong hệ thống trung tâm là dịp để anh đi, gặp gỡ và trao đổi công tác chuyên môn, hỗ trợ nghiệp vụ, gắn kết chuyên môn và tổ chức các hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, tạo điều kiện cho các nhân tố mới trong phong trào văn nghệ ở cơ sở được phát huy, tôi rèn và tham gia vào các chương trình, hội thi hội diễn cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc. Nhờ vậy, đội ngũ này ngày càng lớn mạnh, là nguồn để Trung tâm Văn hóa tỉnh huy động xây dựng những chương trình nghệ thuật khi cần.
Nhìn lại con đường đã qua, anh chia sẻ có thể đi đến hôm nay là nhờ tình yêu và mong muốn góp chút công sức gầy dựng phong trào văn hóa, văn nghệ, để cho người dân được thưởng thức những chương trình ngày một nâng tầm, gần hơn với chuyên nghiệp. Với lực lượng trong ngành, anh luôn gần gũi, chia sẻ và động viên anh em học tập nâng cao trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứng với nhu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
Trong suốt quá trình công tác, anh vừa làm công tác chuyên môn, vừa tranh thủ học để nâng cao trình độ, để lĩnh hội những cái mới, hiện đại, áp dụng vào trong công tác phục vụ tuyên truyền. Anh đã hoàn thành lớp sau đại học chuyên ngành văn hóa. Động lực để anh phấn đấu học tập nâng cao trình độ ngoài niềm đam mê học hỏi và trau dồi của chính bản thân, còn có sự hậu thuẫn của gia đình nhỏ và đặc biệt là người mẹ của anh, nay bà đã ngoài 80. Anh kể, vẫn còn nguyên niềm xúc động: “Nghe tôi nói muốn học nữa, nhưng ngại vì tốn kém, vậy là bà khăn gói từ quê nhà Thốt Nốt xuống tận Hậu Giang, mang theo tiền dành dụm ít ỏi của mình để tiếp sức cho con trai. Đó chính là tình yêu, động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua khó khăn của cuộc sống, để quyết tâm phải học cho mẹ vui, vừa được học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, để phục vụ cho công việc”…
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ