Chiều 13/10,ẤnĐộấntượngvềkhảnăngđổimớisángtạohútvốnđầutưFDIcủaViệatalanta vs inter milan tại Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Đối tác số Việt Nam - Ấn Độ 2022. Diễn đàn là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Tuần Lễ Quốc tế số 2022.
Việt Nam đang nổi lên là một trong những trung tâm Công nghệ số và CNTT-TT trong khu vực ASEAN. Theo Chiến lược chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP và khoảng 30% GDP vào năm 2030.
Tương tự, theo sứ mệnh “Ấn Độ số” (Digital India), Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu biến nước này thành một nền kinh tế và xã hội được thúc đẩy bởi kỹ thuật số. Ấn Độ hiện đang là một trung tâm năng lực kỹ thuật số với khả năng cạnh tranh cao được công nhận trên toàn thế giới trong việc đào tạo và cung cấp các dịch vụ CNTT.
Trong những năm qua, ICT hay công nghệ số là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng giữa Việt Nam và Ấn Độ. Nhiều cơ sở đào tạo, công ty CNTT-TT Ấn Độ đã có sự hiện diện tại Việt Nam. Các cơ sở đào tạo, công ty này đã góp phần nâng cao năng lực CNTT-TT của Việt Nam thông qua đào tạo CNTT, kỹ năng số và cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ CNTT, chuyển đổi số trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ du lịch và an ninh mạng...
Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập các cơ chế nhằm tạo điều kiện hợp tác trong lĩnh vực ICT/chuyển đổi số. Điều này đã được nhấn mạnh một lần nữa tại Thoả thuận về Tầm nhìn chung Việt Nam - Ấn Độ vì Hoà bình, Thịnh vượng và Con người được lãnh đạo hai Chính phủ ký kết vào năm 2020. Trong đó, nhấn mạnh mối quan hệ đối tác kinh tế và phát triển giữa hai nước sẽ được thúc đẩy bởi các công nghệ mới, đổi mới và số hoá.
Theo ông Triệu Minh Long – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT), Việt Nam và Ấn Độ đã triển khai một số thỏa thuận hợp tác về phát triển nguồn nhân lực, cung cấp thiết bị, hợp tác, trao đổi ứng dụng, chia sẻ các chương trình phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, điều này vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Do đó, Bộ trưởng Truyền thông hai nước đã thống nhất cần phải nỗ lực nhiều hơn để đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển tương xứng với tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp số. Mục tiêu là hướng tới xây dựng quan hệ đối tác số giữa hai quốc gia.
Đây được hiểu là mối quan hệ hợp tác toàn diện về công nghệ số, giữa các cơ quan chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực, đồng thời tăng cường chia sẻ chiến lược và hành lang pháp lý nhằm triển công nghệ số.
Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa doanh nghiệp công nghệ số của hai nước cả về phần cứng, phần mềm và nghiên cứu phát triển. Ngoài ra còn là việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số thông qua việc hợp tác giữa các nhà trường, viện nghiên cứu.
Theo ông Subhash P. Gupta – Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, CNTT là một hạt nhân quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Đây cũng là một thành tố quan trọng trong dòng đầu tư giữa hai nước, tăng cường sự thịnh vượng của hai quốc gia.
Để kết hợp tầm nhìn về xã hội số của Việt Nam và Ấn Độ, theo Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, hai nước cần tăng cường các hoạt động đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, kinh tế số, ứng dụng các công nghệ mới… nhằm khai phá tiềm năng bổ sung của hai bên trong ngành CNTT.
Chia sẻ về tiềm năng hợp tác số giữa Việt Nam và Ấn Độ, bà Mini Kumam – Bí thư Thứ nhất (phụ trách hợp tác kinh tế & ICT) Đại sứ quán Ấn Độ cho rằng, do có chung tầm nhìn, Việt Nam và Ấn Độ có thể hợp tác với nhau trong việc số hóa các dịch vụ công.
Ngoài ra, các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác cao giữa hai nước còn là đào tạo, huấn luyện kỹ năng số, nâng tỷ lệ triển khai CNTT ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong có y tế số từ xa (telemedicine).
Ấn Độ hiện có 41.000 startup, trong đó có 107 “kỳ lân” công nghệ. Các doanh nghiệp công nghệ Ấn Độ có thể hợp tác với Việt Nam ở rất nhiều lĩnh vực như Fintech (công nghệ tài chính), Healthtech (công nghệ y tế), Agritech (công nghệ nông nghiệp),…
Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút FDI, đặc biệt trong ngành điện tử. Đây là điều mà Ấn Độ rất mong muốn học hỏi.
Theo bà Mini Kumam, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đạt tiến bộ rất nhanh về đổi mới sáng tạo. Trong bản báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), thứ hạng Việt Nam thăng tiến rất nhanh. Bên cạnh đổi mới sáng tạo, Ấn Độ cũng muốn học tập kinh nghiệm Việt Nam trong việc phát triển ngành nông nghiệp.
Trọng Đạt