【soi keo city】Tái cơ cấu ngành Công Thương: Gắn kết với hội nhập

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Gắn kết với hội nhập - Kỳ II: Dấu son xuất khẩu
Xuất khẩu tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2011 - 2015

Tạo lực đẩy cho sản xuất

Trong giai đoạn này,áicơcấungànhCôngThươngGắnkếtvớihộinhậsoi keo city kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh. Đáng chú ý, tỷ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% trong năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,5%/năm, nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng khoảng 5,6% (năm 2015 tăng 8,7% - cao nhất kể từ năm 2011).

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh - nhận định: Thương mại giai đoạn này đã giúp nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất có điều kiện phát triển trong bối cảnh thu hẹp quy mô của thị trường thế giới và nhiều tác động không tốt tới dòng luân chuyển thương mại toàn cầu.

“Thị trường nội địa với tốc độ tăng trưởng 10-12%/năm đã trở nên rất quan trọng giúp nền kinh tế sản xuất vật chất của chúng ta có điều kiện vượt qua khó khăn để phát triển trong giai đoạn này” - Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đổi mới và tái cơ cấu lại ngành Thương mại đã giúp Việt Nam có được sự phát triển đồng bộ về hệ thống hạ tầng thương mại rất nhanh chóng. Từ những trung tâm phân phối thương mại theo mô hình hiện đại, theo chuỗi cho đến những chợ đầu mối, chợ nông thôn… đã được mở rộng và đồng bộ hơn, đảm bảo nhu cầu của người dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa khu vực sản xuất và thương mại, phát triển thị trường.

Dấu son trong phát triển thương mại giai đoạn này chính là tốc độ tăng trưởng và sự cải thiện ngoạn mục của hoạt động xuất nhập khẩu. Đây có thể xem là dấu ấn đáng kể của đất nước, chứng minh hiệu quả sự chủ động hội nhập của Việt Nam cũng như đổi mới trong quản lý và tái cơ cấu.

Khẳng định thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam

Theo Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, giai đoạn này có sự cải thiện đáng kể ở nhiều khía cạnh, yếu tố liên quan đến nền kinh tế, đến các ngành công nghiệp, xuất nhập khẩu thông qua chỉ số hoạt động quốc tế. Mặt hàng công nghiệp, nhất là công nghiệp có giá trị gia tăng cao như: Chế biến, chế tạo luôn đảm bảo cung ứng để xuất khẩu.

Thông tin từ Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho thấy: Trong 11 tháng của năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 117 tỷ USD, chiếm 78,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2014, tương đương với tăng 16,56 tỷ USD. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao gồm: Vải các loại tăng 26,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 30,2%; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ tăng 20,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 29,6%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 45,8%...

Bộ Công Thương khẳng định: Giai đoạn 2011-2015, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã từng bước khẳng định được giá trị thương hiệu cũng như vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đó không chỉ là mặt hàng công nghiệp, điện tử, cơ khí chính xác, giao thông, dầu khí mà còn kể đến điện thoại thông minh, sản phẩm dệt may, da giày…

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh:

Giai đoạn 2011-2015, ngành Công Thương đã đạt được những tiến bộ và phát triển rất tích cực, để lại dấu ấn rõ nét trong tiến trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội cũng như thúc đẩy hoàn thiện mô hình tăng trưởng của đất nước giai đoạn này và kế tiếp; tạo tiền đề tích cực cho tái cơ cấu nền kinh tế.

Kỳ III: Bài học từ tái cơ cấu

TIN LIÊN QUAN
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Gắn kết với hội nhập - Kỳ I: Nền tảng cho chiến lược công nghiệp hóa