【vua phá lưới seria】Thừa Thiên Huế đứng đầu cả nước về chỉ số PAPI năm 2023
VHO - Ngày 2.4,ừaThiênHuếđứngđầucảnướcvềchỉsốPAPInăvua phá lưới seria tại Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023 diễn ra ở Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dẫn đầu cả nước với 46,0415 điểm, tăng 4 bậc so với năm 2022.
Tại Hội nghị công bố chỉ số PAPI năm 2023
Hầu hết các chỉ số thành phần của tỉnh Thừa Thiên Huế đều nằm trong nhóm dẫn đầu của toàn quốc. Đáng chú ý là một số chỉ số đạt điểm cao, như: tham gia của người dân ở cấp cơ sở (5,3435 điểm); công khai minh bạch (5,8366 điểm); trách nhiệm giải trình với người dân (4,3688 điểm); kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (7,574 điểm); cung ứng dịch vụ công (8,3041 điểm)...
Các chỉ số này phản ánh cảm nhận, trải nghiệm, ý kiến của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số PAPI qua từng năm, từ vị thứ 5 cả nước vào năm 2022 thì năm 2023 đã vượt lên đứng đầu.
Tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cải thiện điểm cả 8 nội dung đánh giá của PAPI, nâng điểm các chỉ số. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong nỗ lực nâng điểm Chỉ số PAPI của tỉnh.
Người dân đến giải quyết các thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế
Việc triển khai các giải pháp nâng chỉ số PAPI nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các tổ chức công. Đồng thời, tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân và thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương.
Chỉ số PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Đây là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Trong suốt 15 năm năm qua, có tới hơn 197.770 lượt người dân trên cả nước đã tham gia đánh giá.
PAPI đo lường 8 chỉ số nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử.
THÙY GIANG