【bd tl tbn】Nhữnghành vi nào bị xử phạt về kinh doanh khẩu trang

nhunghanh vi nao bi xu phat ve kinh doanh khau trang
Người dân xếp hàng dài mua khẩu trang trên đường Nguyễn Thị Thập,ữnghànhvinàobịxửphạtvềkinhdoanhkhẩbd tl tbn quận 7, TPHCM tối 15/2. Ảnh: T.H

Trả lời câu hỏi của bạn đọc trong trường hợp thị trường khan hiếm, các nhà thuốc phải nhập hàng với giá cao và bán ra với giá cao hơn nhiều lần với giá trước khi có dịch COVID-19 thì có phải vi phạm không, nếu có thì quy định tại văn bản nào?

Theo Bộ Công an, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, theo đó, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế để phòng, chống dịch bệnh của nhân dân tăng cao. Lợi dụng tình hình trên, một số nhà thuốc đã có hành vi tăng giá bán, đầu cơ, găm hàng… dẫn đến giá bán khẩu trang tăng rất cao so với trước khi xảy ra dịch bệnh, gây bức xúc trong dư luận.

Trước tình hình đó, Bộ Công an đã ban hành nhiều Điện chỉ đạo. Đồng thời, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã có Điện chỉ đạo hệ lực lượng triển khai các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bán… trái pháp luật, góp phần bình ổn thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể, lực lượng Cảnh sát kinh tế toàn quốc đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện, đấu tranh, xử lý trên 60 vụ việc vi phạm liên quan đến hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, không niêm yết giá hoặc bán giá cao nhằm trục lợi đối với mặt hàng khẩu trang.

Trong trường hợp thị trường khan hiếm, nhà thuốc phải nhập khẩu trang với giá cao và bán ra với giá cao hơn nhiều lần với giá trước khi có dịch bệnh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có các hành vi gồm:

Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ (được quy định tại Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ);

Hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý (được quy định tại Điều 17 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP);

Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác (được quy định tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ);

Hành vi đầu cơ hàng hóa (được quy định tại Điều 46 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP); Hành vi găm hàng (được quy định tại Điều 47 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP).

Thực tế, thời gian gần đây, các lực lượng chức năng nhiều địa phương đã xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi không niêm yết giá bán, lợi dụng dịch bệnh để định giá bán bất hợp lý, găm hàng… đối với mặt hàng khẩu trang y tế theo quy định của pháp luật.