【bảng tỷ lệ kèo bóng đá】Khẩn trương phối hợp triển khai Kế hoạch thực hiện EVFTA

EVFTA

Ảnh T.L

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

*PV: Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA),ẩntrươngphốihợptriểnkhaiKếhoạchthựchiệbảng tỷ lệ kèo bóng đá trong đó, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện hiệu quả hiệp định này. Với vai trò là đầu mối thực thi hiệp định, xin ông cho biết khái quát về những nội dung cơ bản Bộ Công thương sẽ thực hiện?

- Ông Lương Hoàng Thái: Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Chính phủ tập trung vào 5 nhóm công việc lớn, bao gồm: công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thị trường của các nước EU; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 2091/QĐ-BCT bám sát 5 nhóm nhiệm vụ nêu trên. Đối với mỗi nhóm nhiệm vụ, Bộ Công thương đã cụ thể hóa để triển khai các nhiệm vụ được giao.

lương hoàng thái
Ông Lương Hoàng Thái.

Đối với công tác tuyên truyền, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác này theo hướng đa dạng hóa về hình thức tuyên truyền và chuyên môn hóa về nội dung, hướng tới từng đối tượng cụ thể và đặc biệt cần xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia có kiến thức sâu về các FTA cũng như thị trường EU.

Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận chủng loại gạo trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam, trong đó riêng với gạo thơm đã xay xát có lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/năm, nhưng cần có giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam, Bộ Công thương cũng tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký giấy chứng nhận chủng loại gạo

Dự kiến, bên cạnh các hình thức truyền thống như tổ chức hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn chuyên sâu…, Bộ Công thương sẽ chuyển mạnh sang các hoạt động dưới hình thức trực tuyến, xây dựng các chương trình truyền hình, phóng sự định kỳ về hiệp định.

Đồng thời, Bộ Công thương cũng đang triển khai nâng cấp Cổng thông tin điện tử về FTA (FTA Portal) trong đó có EVFTA, CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), là một kênh thông tin mang tính tương tác, hỗ trợ tối đa nhu cầu tìm hiểu của cộng đồng doanh nghiệp về cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia cũng như các thông tin về thị trường của các nước đối tác thương mại.

Đối với công tác xây dựng pháp luật, Bộ Công thương đã hoàn thiện một số văn bản chủ trì ban hành để hướng dẫn thực thi cam kết như thông tư hướng dẫn thực thi cam kết về quy tắc xuất xứ. Đồng thời, bộ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành Công thương như phòng vệ thương mại, cạnh tranh… để tiếp tục kiến nghị việc sửa đổi và ban hành các văn bản hướng dẫn mới, bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực thi hiệp định.

Đối với công tác nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực, các hoạt động cụ thể có thể kể đến như xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, lợi thế vào EU, định hướng thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, thúc đẩy truyền thông, quảng bá thương hiệu Việt; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại; xây dựng App truy xuất nguồn gốc…

Bên cạnh đó, Bộ Công thương, sẽ điều phối việc tham gia của Việt Nam trong Ủy ban Thương mại, các ủy ban chuyên ngành, cũng như điều phối và tham gia các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực thi Hiệp định EVFTA và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quá trình thực thi hiệp định này.

Về công tác chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp, Bộ Công thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để triển khai các công việc có liên quan.

*PV: Thưa ông, một số những nội dung chủ đạo trong kế hoạch trên là đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư; tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa…, Bộ Công thương sẽ thực hiện những nội dung này như thế nào?

- Ông Lương Hoàng Thái:Bộ Công thương đã được Chính phủ giao làm cơ quan đầu mối điều phối việc triển khai Hiệp định EVFTA. Từ góc độ, chức năng quản lý của mình, Bộ Công thương đã đưa ra các giải pháp cụ thể.

Về chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư, Bộ Công thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu cơ hội tiếp cận thị trường các nước EU theo từng ngành hàng cụ thể để đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam.

Về việc tập trung cơ cấu lại các ngành công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa theo hướng thân thiện với môi trường và thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế cũng là một trong những trọng tâm của Bộ Công thương nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam. Cụ thể, đối với những lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Bộ Công thương sẽ tiếp tục rà soát và đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giải tỏa những nút nghẽn về nguồn nguyên liệu đầu vào, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa của EVFTA.

*PV:Kế hoạch cũng nêu rõ về vấn đề xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp. Đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi hiệp định… Xin ông cho biết, dự định của Bộ Công thương trong công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai những nội dung này, đặc biệt là trong công tác phối hợp với Bộ Tài chính?

- Ông Lương Hoàng Thái: Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Bộ Công thương đã nêu rõ mục tiêu là tập trung hỗ trợ tất cả các bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định EVFTA. Hiện Bộ Công thương đã và đang phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về hiệp định và thường xuyên rà soát, sửa đổi, xây dựng các văn bản pháp luật liên quan để thực thi.

Đặc biệt, Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi thực thi Hiệp định EVFTA; cũng như thường xuyên phối hợp với Tổng cục Hải quan trong công tác xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam, trong đó riêng với gạo thơm đã xay xát có lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/năm, nhưng cần có giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam, Bộ Công thương cũng tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký giấy chứng nhận chủng loại gạo, với chủ trương xây dựng cơ chế linh hoạt nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể tận dụng được ngay các ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam trong khuôn khổ EVFTA.

*PV:Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tố Uyên