Giao kế hoạch đầu tư vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội | |
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mới giải ngân được 20,ínhsáchtàikhóagiúpphụchồivàpháttriểnkinhtếkết quả bóng đá ý hôm qua2% quy mô | |
Tích cực triển khai chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế |
Để hỗ trợ DN, thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ DN, người dân trong năm 2023. Ảnh: H.Anh |
Tiếp tục đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ DN, người dân
Bước sang năm 2023, tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày càng phức tạp đã tác động tới nền kinh tế, đời sống của người dân và tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, một loạt giải pháp đã được Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu và xây dựng. Theo đó, Bộ Tài chính đã đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp giảm, gia hạn thuế, phí và tiền thuê đất áp dụng cho năm 2023 với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, số tiền miễn, giảm là 77,2 nghìn tỷ đồng và số tiền gia hạn là 121,2 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2023. Dự kiến chính sách này sẽ hỗ trợ người dân và DN khoảng 38 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, ngày 14/4/2023, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023. Dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được xem xét gia hạn khoảng 110 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian sớm nhất về việc giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2023 với số tiền giảm khoảng 3.500 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm mức thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) và 35 khoản thu phí, lệ phí trong năm 2023. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với tất cả nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 10% xuống còn 8%, thời gian áp dụng dự kiến kể từ khi chính sách được ban hành đến hết ngày 31/12/2023. Chính sách này sẽ hỗ trợ người dân và DN khoảng 35 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng đang xây dựng và xin ý kiến cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm 35 khoản phí, lệ phí như phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, y tế, cấp căn cước công dân, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, dự kiến áp dụng từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023. Chính sách này sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 700 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu trình Chính phủ ban hành nghị định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Số tiền thuế TTĐB dự kiến được gia hạn khoảng 11,2 nghìn tỷ đồng.
Chia sẻ về các chính sách tài khóa đang được Bộ Tài chính triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đây là những giải pháp rất hợp lý, là nguồn lực đáng kể để tháo gỡ khó khăn cho DN mặc dù trong quý 1/2023, thu NSNN rất khó khăn, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, kim ngạch XNK cũng giảm 17%, thu NSNN tới hết quý 1/2023 tăng 2,21%, thu nội địa nếu trừ các khoản đột xuất thì chỉ còn xấp xỉ 85% so với cùng kỳ.
“Những giải pháp tháo gỡ khó khăn nêu trên là những chia sẻ, động viên và tạo điều kiện để DN phát triển. DN vừa là trung tâm vừa là động lực của phát triển kinh tế, nên nếu DN phát triển thì nền kinh tế sẽ phát triển, chính sách tài khóa ngày càng vững mạnh. Vì vậy, các hành động của Bộ Tài chính đều hướng về DN để tháo gỡ khó khăn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Giúp doanh nghiệp có dòng tiền để cơ cấu sản phẩm
Để các chính sách nói trên sớm được phê duyệt và thực thi, Bộ Tài chính đề xuất ban hành các chính sách theo trình tự, thủ tục rút gọn. Chia sẻ thêm về Nghị định số 12/NĐ-CP vừa được ban hành, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, Nghị định số 12/NĐ-CP đã được Chính phủ thông qua và có hiệu lực ngay từ ngày ký, Bộ Tài chính đã có công điện chỉ đạo các cơ quan Thuế thực hiện ngay các chính sách liên quan đến vấn đề giãn, hoãn thuế. Quy mô của chương trình này tương đương với quy mô thực hiện năm 2021- 2022, sẽ hỗ trợ trực tiếp về tài chính cho DN và người dân chậm nộp lên đến 112 nghìn tỷ đồng, trong đó thuế GTGT là khoảng trên 50.000 tỷ đồng, thuế TNDN là 42.000 tỷ đồng, tiền thu từ đất đai khoảng 3.500 tỷ đồng và đối với các hộ kinh doanh xấp xỉ 300 tỷ đồng.
“Đây là biện pháp sẽ có tác động trực tiếp đến dòng tiền của DN. Chúng tôi đã có kinh nghiệm triển khai giải pháp này từ năm 2021-2022. Về cơ bản các trình tự, thủ tục để được áp dụng quy định này rất đơn giản, đã được điện tử hóa, các DN chỉ cần nộp đăng ký trên hệ thống và quy định này sẽ được thực hiện tự động. Đây là quy định được cộng đồng DN, người nộp thuế rất ủng hộ và đồng thuận”, ông Đặng Ngọc Minh nói.
Đánh giá về những giải pháp chính sách tài khóa đã và đang được triển khai, ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Hà Nội cho biết, trong giai đoạn khó khăn, chính sách ưu đãi như giãn, hoãn thời gian nộp thuế rất quan trọng vì giúp DN tái đầu tư, trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Trong bối cảnh khó khăn tài chính, chính sách giãn thời gian nộp thuế giúp DN có dòng tiền để cơ cấu sản phẩm. Để giải pháp này có thể hỗ trợ được nhiều hơn cho DN, ông Mạc Quốc Anh đề xuất thời gian giãn, hoãn thuế nên kéo dài hơn và đối tượng được hưởng ưu đãi gia hạn thời gian nộp thuế nên xem xét mở rộng hơn. Không chỉ gia hạn nộp thuế, ông Quốc Anh còn bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng sớm thực hiện chính sách giảm thuế GTGT như đã thực hiện trong năm 2022.
“Tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu tiêu dùng người dân yếu, DN cần giảm giá để kích cầu sức mua. Việc giảm thuế sẽ giúp kích cầu tiêu dùng của người dân”, ông Mạc Quốc Anh nói.
Theo PGS.TS. Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), chính sách tài khóa đã hỗ trợ tích cực cho cộng đồng DN phục hồi sản xuất kinh doanh, dần chiếm lĩnh thị trường và phát triển trở lại. Có thể thấy, các nghĩa vụ thuế đối với DN là khá phù hợp, mức độ điều tiết từ thuế của Việt Nam so với các nước phát triển là tương đối thấp. Đặc biệt, việc tiếp tục duy trì chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đã tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho DN. PGS.TS. Lê Xuân Trường cũng khẳng định, chính sách chi ngân sách và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ chi đầu tư phát triển một mặt tạo tiền đề phát triển kết cấu hạ tầng sớm cho nền kinh tế, mặt khác giữ vai trò quan trọng là “vốn mồi” thúc đẩy các DN phục hồi và phát triển.