【kèo bóng ngày mai】Trung Quốc: Thử thách thực sự trong 10 năm tới
TheốcThửtháchthựcsựtrongnămtớkèo bóng ngày maio tác giả, sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tuy đang gặp không ít khó khăn trong thời điểm hiện nay, nhưng những thách thức thực sự lại nằm ở 10 năm tới.
Bài viết cho rằng khó khăn lớn nhất đối với Trung Quốc là vấn đề cải cách thể chế, cải cách môi trường xã hội trong nước và giải quyết các vấn đề phi quân sự nổi lên với các nước khác cả ở trong và ngoài khu vực. Theo tác giả, trong 5-10 năm tới, tương quan sức mạnh quân sự Trung-Mỹ sẽ tiếp tục có bước nhảy vọt khi quy mô nền kinh tế Trung Quốc dường như chắc chắn sẽ "vượt mặt" Mỹ vào năm 2020. Khi đó, thực lực quân sự cũng như khoa học - công nghệ của Trung Quốc sẽ được nâng lên một cách đáng kể và thực chất.
Vì vậy, hiện nay giới nghiên cứu chiến lược Mỹ đang xem xét ba vấn đề căn bản liên quan tới sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thứ nhất là việc ứng phó với thách thức về tài nguyên, năng lượng và kinh tế nảy sinh từ sự trỗi dậy quá nhanh và thiếu bền vững ở một nước có dân số lên tới 1,3 - 1,5 tỷ người. Thứ hai là ứng phó với những thách thức về sự khác biệt trong chế độ chính trị, mô hình phát triển và quan niệm giá trị của Trung Quốc. Thứ ba là ứng phó với những thách thức nổi lên từ việc Trung Quốc, dù là nước lớn, nhưng lại chưa thể tự giải quyết được những vấn đề về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Những thách thức này chứng tỏ cuộc đối đầu hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ mới chỉ là khúc dạo đầu, là phần nổi của cuộc đọ sức chiến lược trong thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, làm thế nào để điều chỉnh tâm thế và chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung, làm thế nào phá vỡ các yếu tố nan giải nêu trên sau khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới đang là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ ở Mỹ.
Theo tác giả Viên Bằng, thời gian từ 3 - 5 năm tới sẽ là thời kỳ then chốt "để các cường quốc điều trị vết thương”. Hiện tại, các nước đều đang đẩy mạnh cải cách thể chế trong nước và tìm kiếm không gian mang tính chiến lược ở bên ngoài. Ở Mỹ, đó là “chính phủ mới, chính sách mới và chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương". Ở châu Âu, đó là cải cách cơ chế xung quanh cuộc khủng hoảng nợ và tích cực can dự vào sự thay đổi tình hình ở Tây Á, Bắc Phi. Đối với Nga, đó là chiến lược "phục hưng kinh tế trong nước, tạo dựng Liên minh Á-Âu và củng cố khu vực Viễn Đông.”
Trong bối cảnh đó, trọng tâm chiến lược của Mỹ sẽ chuyển dịch sang phía Đông. Chiến lược này tập trung ở hai điểm: Thực hiện tái cân bằng cục diện châu Á - Thái Bình Dương có lợi cho vai trò chủ đạo của Mỹ và nhanh chóng hoàn thành vòng cung bố trí chiến lược ở khu vực này bằng cách "lợi dụng" mâu thuẫn chủ quyền của Trung Quốc với các nước liên quan thay vì cuốn vào cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc quá sớm. Tác giả Viên Bằng nhận định, để giành lợi ích chiến lược thực sự và bảo vệ vị trí chủ đạo, Mỹ sẽ sử dụng nhiều hơn các biện pháp phi quân sự nhằm cản trở tiến trình trỗi dậy của Trung Quốc. Bốn biện pháp chủ yếu của Mỹ khi đó sẽ là:
Thứ nhất, lấy vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ làm điểm đột phá; coi mở cửa thị trường tài chính, bảo hiểm là mục tiêu mang tính giai đoạn; tấn công toàn diện các ngành nghề thứ ba của Trung Quốc và nắm huyết mạch phát triển của Bắc Kinh.
Thứ hai, lấy tự do Internet để thúc đẩy mô hình dân chủ tại Trung Quốc theo hướng "từ dưới lên" chứ không phải "từ trên xuống" như hiện nay.
Thứ ba, tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực, nâng cấp quan hệ với các đối tác, chia rẽ quan hệ của Trung Quốc với các nước Triều Tiên, Cuba và Myanmar… nhằm đưa Bắc Kinh vào thế bị động ngoại giao. Những căng thẳng bên ngoài sẽ góp phần quan trọng chèn ép không gian chiến lược của Trung Quốc.
Thứ tư là thúc đẩy đối thoại liên quan tới các vấn đề "nhạy cảm" ở Trung Quốc như biển đảo, nhân quyền, Internet.... nhằm tạo ra các quy tắc "trói tay" Trung Quốc, làm suy giảm những thách thức chiến lược của Trung Quốc trong các lĩnh vực trên.
Tóm lại, theo tác giả, Trung Quốc cần thay đổi phương thức tư duy và quan niệm chiến lược truyền thống, chuyển trọng tâm phòng ngừa an ninh quốc gia từ rủi ro xung đột quân sự bên ngoài sang tạo dựng lại cơ chế, thể chế toàn diện bên trong. Đây là vấn đề then chốt để Trung Quốc có thể đối phó thành công với những thách thức chiến lược nay mai.
Vũ Hà