Cần ưu tiên hàng đầu
Trong một cuộc hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam khi hội nhập,ểndầnsangcạnhtranhphigiákết quả vô địch quốc gia úc TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, kinh tế thế giới đang quá độ với nhiều rủi ro, bất định, các DN cần học tập quản trị sự bất định bằng việc hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động (như thị trường kỳ hạn, các công cụ phái sinh, bảo hiểm). Bên cạnh đó, cần nhận thức và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn, các hàng rào kỹ thuật tại các thị trường phát triển; nhận thức vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô và thay đổi chính sách. Ngoài ra, cần tăng cường tìm kiếm cơ hội kinh doanh; chấp nhận cạnh tranh cùng học kết nối bằng chuyển dần từ cách thức cạnh tranh “bằng giá” sang chú trọng cạnh tranh “phi giá” (gắn với tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã, giao dịch…).
Theo Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, chỉ trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam phải đối mặt với khoảng 20 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ Chính phủ khi XK hàng hóa. Chính vì thế, chuyển sang cạnh tranh “phi giá” được nhận định như một chiến lược an toàn và ưu tiên hơn cả. Theo ông Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam, các DN Việt Nam có một thói quen là đua nhau giảm giá, chính vì thế mới dễ vướng phải các vụ kiện thương mại khi XK. Do đó, các DN phải cạnh tranh bằng thương hiệu và chất lượng. Đây mới là chiến lược cạnh tranh lâu dài và cần được ưu tiên nhất.
Cũng nói về vấn đề này, bà Phạm Giang, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và XK nông lâm sản Lạng Sơn (AFOREX) cho biết: “Xu hướng của người tiêu dùng trong nước và quốc tế đang ngày càng hướng đến chất lượng hơn giá thành, do vậy, các sản phẩm của AFOREX khi XK luôn đưa tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn toàn đến từ tự nhiên thì mới đáp ứng được yêu cầu của bên khách hàng”.
Nói cụ thể hơn về chiến lược này, bà Đào Thúy Hà, Trưởng phòng Marketing, Công ty Cổ phần Traphaco cho rằng: “Khi phát triển thị trường trong nước và XK, DN phải dựa trên lợi thế so sánh và khác biệt của chính bản thân mình để cạnh tranh với các DN khác. Do đó, Traphaco đã nhằm vào thế mạnh của mình là các sản phẩm đông dược, sử dụng kinh nghiệm, dược liệu của người Việt để phòng và chữa bệnh cho người Việt và sử dụng dược liệu ở vùng khí hậu nhiệt đới để đưa sang các nước có khí hậu ôn đới. Vì thế, Traphaco đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng và làm nền tảng để phát triển chứ không chú trọng nhiều vào giá thành sản phẩm”.
Phải thay đổi
Việt Nam đang ngày càng có sự hội nhập sâu rộng khi tham gia nhiều FTA như: TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương), RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực), EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA (Khối Thương mại tự do châu Âu)… Các hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để có thể hợp tác lâu dài, bền vững nhưng cũng đi kèm là sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó, chiến lược cạnh tranh “phi giá” là bước đi đúng đắn và cần thiết, nên các DN phải có chiến lược thay đổi và khắc phục nhanh những điểm yếu còn tồn tại thì mới có thể trụ lại được trên “sàn đấu” thương mại cả nội địa và quốc tế.
Một trong số những khó khăn trong cạnh tranh “phi giá” là về bao bì, mẫu mã. Nhiều DN cho rằng vẫn chưa đủ vốn và tiềm lực để đầu tư được công nghệ sản xuất tiên tiến, cho ra đời sản phẩm không chỉ đạt chất lượng bên trong, mà phải đẹp và tốt về nhãn quan, gây được cái nhìn thiện cảm cho khách hàng về sản phẩm.
Cùng với đó, khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là vấn đề chất lượng và cung ứng sản phẩm. Theo ông Nguyễn Hữu Tài, sản phẩm chè XK trong nước vẫn còn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên chất lượng không ổn định, được mẻ này tốt đến mẻ sau thì không. Còn theo bà Phạm Giang, AFOREX có thuận lợi khi nằm ngay trong vùng sản xuất nguyên liệu, tuy nhiên AFOREX mới chỉ lấy hàng qua đại lý thu gom từ từng hộ dân chứ chưa có tiềm lực để làm thành nông trường lớn giúp sản phẩm nguyên liệu ổn định và chất lượng cao hơn.
Chính vì thế, ông Nguyễn Hữu Tài đã chỉ ra rằng, không chỉ sản phẩm chè, các sản phẩm khác muốn đạt chất lượng phải bắt đầu thay đổi từ nơi cung cấp nguyên liệu, nuôi trồng giống gì, bằng chế độ như thế nào chứ không phải từ nhà máy, đóng gói. “Để làm được điều này, các DN phải tập trung sản xuất vùng chuyên canh lớn, tổ chức lại giá trị để nâng cao chất lượng của mình lên, có như thế mới nổi bật được sức cạnh tranh, ông Nguyễn Hữu Tài nói.