【kết qua.nét】Mức lương tối thiểu thấp, đời sống của đa số công nhân vẫn chật vật

Lương tối thiểu thấp,ứclươngtốithiểuthấpđờisốngcủađasốcôngnhânvẫnchậtvậkết qua.nét người lao động chật vật

Nguyễn N. (24 tuổi, quê Nam Định), hiện đang làm việc tại Công ty Sam Sung (Bắc Ninh) với mức thu nhập 3,5 – 4 triệu đồng/tháng. Dù đã 6 năm thâm niên, nhưng trừ các khoản chi tiêu thiết yếu và đã giản tiện tối đa chi phí từ nhà ở, ăn uống, mua sắm,... mỗi tháng, N. chỉ dành dụm được hơn 1 triệu đồng gửi về nhà.

“Giờ đi chợ chỉ dám mua đồ rẻ thôi, còn trẻ như bọn em ai chẳng thích quần áo đẹp, nhưng với đồng lương thu nhập hiện nay thì không dám và cũng không mua nổi”, N nói.

cong nhan lam them
Một khu nhà trọ cấp 4 ở Bắc Ninh, dù khá chật chội, nhưng giá thuê trung bình khoảng 700.000 đồng/tháng. Ảnh:MĐ

N cho biết thêm, khi công ty nhiều việc, phần lớn công nhân đều phải tăng ca và kết thúc một ngày làm khoảng 8, 9 giờ tối. Ca làm việc của mọi người thường "lệch" nhau, có khi cả tuần không chạm mặt nhau một lần, do vậy, chuyện công nhân cùng xóm trọ mà chẳng hay biết nhau cũng là chuyện rất bình thường.

Còn T (quê Hiệp Hòa, Bắc Giang) cũng tâm sự: "Công ty mình sản xuất linh kiện điện tử, tuy không có mùi gì, nhưng chắc chắn có độc hại. Ngoài lương cứng, công nhân ở đây không có thêm bất kì khoản trợ cấp nào. Cứ một tháng được nghỉ một chủ nhật; một tuần làm đêm, một tuần làm ngày, thế mà lương vẫn dậm chân tại chỗ”.

Công việc tại công ty hằng ngày đã chiếm hết thời gian, cộng với làm thêm nên nhu cầu các hoạt động vui chơi của công nhân cũng rất hạn chế. Anh Th cùng vợ tên H (công nhân Công ty Điện tử Foster) chia sẻ hoàn cảnh: "Những khi con ốm, vợ chồng tôi phải gánh thêm khoản chi phí thuốc men, nên với mức thu nhập trên dưới 8 triệu/tháng của hai vợ chồng càng eo hẹp hơn. Nhiều khi con đau ốm mà hai vợ chồng đều bận tăng ca, không ai chăm con, phải nhờ bà nội ở quê lên trông giúp".

Làm thêm, tăng ca là bất đắc dĩ

Với mức lương tối thiểu còn thấp, để chi trả mọi chi phí cho sinh hoạt người lao động đã phải rất tằn tiện thì việc tích lũy lại càng trở nên xa vời. Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn về đời sống công nhân tại một số doanh nghiệp tại 10 tỉnh mới được công bố, khi được hỏi có tiền tiết kiệm không thì có 62,2% trả lời không có; 37,8% trả lời có tiền tiết kiệm nhưng số tiền không cao.

Kết quả khảo sát cũng cho biết, vấn đề người lao động quan tâm trước mắt là “có việc làm, tiền lương ổn định, đủ sống” và “được cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần”.

Là người nghiên cứu về làm thêm, tiền lương nhiều năm, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) cho rằng, hiện nay vấn đề làm thêm là vạn bất đắc dĩ với người lao động. Bởi thông thường mỗi công nhân đã phải làm 8 tiếng/ngày trong các doanh nghiệp với cường độ cao đã rất mệt mỏi, cộng thêm 4 tiếng làm thêm nữa thì sẽ rất áp lực.

Trong khi đó, công nhân ai cũng có nhu cầu cuộc sống riêng, nhất là giới trẻ thì phải có bạn bè, có nhu cầu vui chơi, giải trí học tập, lớn tuổi hơn thì phải chăm sóc gia đình. “Họ làm thêm vì thu nhập của họ không đủ sống, thu nhập chỉ 3,1 triệu đồng/tháng. Trong khi một công nhân độc thân một tháng cũng phải chi tiêu khoảng 4 triệu, với những người có gia đình chắc chắn chi phí này còn cao hơn rất nhiều. Vậy họ không làm thêm thì lấy đâu ra chi phí để chi trả cho các khoản đó, vạn bất đắc dĩ là phải làm thêm”.

Ông Chính cũng chia sẻ, chính thời điểm làm thêm dễ gây ra tai nạn lao động nhất. Con người lúc đó rất mệt mỏi, chỉ cần sơ hở một giây là có thể xảy ra tai nạn, trong khi năng suất lao động thì không cao.

Nói về những khó khăn của công nhân hiện nay, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) Hà Nội cho biết, trong thời gian qua, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, nhất là tiền điện đã tác động trực tiếp đến đời sống công nhân. Để bù lại các khoản chi phí công nhân buộc phải làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động.

Đồng thời, ông Thắng cũng cho hay, công nhân trong các KCN, KCX Hà Nội rất mong mỏi và hy vọng đợt điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2016 của Chính phủ sẽ đảm bảo được mức sống tối thiểu, giảm bớt khó khăn cho công nhân, người lao động./.

Mai Đan