【kqbd ngoai hang】Youtube trấn áp thông tin sai lệch về vắcxin
VHO- Nền tảng chia sẻ video lớn nhất hành tinh Youtube sẽ xóa các video lan truyền thông tin sai lệch về bất kỳ loại vắcxin nào đã được phê duyệt.
Youtube đang nỗ lực chống tin giả về vắcxin ngừa Covid-19 (Ảnh: Reuters)
Trong một tuyên bố được cung cấp cho CNN,ấnápthôngtinsailệchvềvắkqbd ngoai hang Youtube xác nhận sẽ xóa nhiều kênh của những người truyền bá thông tin sai lệch về vắcxin ngừa Covid-19 theo chính sách mới. Các kênh này bao gồm cả kênh của Quỹ bảo vệ Sức khỏe Trẻ em có mối liên kết với nhà hoạt động bài vắcxin gây tranh cãi Robert.F.Kennedy, Jr.
Bên cạnh đó, người dùng đăng video sai lệch về bất kỳ loại “vắcxin nào đã được cơ quan y tế địa phương phê duyệt cũng như WHO xác nhận là hiệu quả, an toàn” sẽ bị gỡ video xuống. Đồng thời, phải tuân thủ chính sách cảnh cáo của Youtube và có thể bị xóa kênh.
Theo quy định mới của nền tảng này, những người dùng đăng thông tin sai về vắcxin sẽ phải nhận hành động cảnh cáo. Chính sách này đưa ra tối đa 3 lần cảnh cáo đối với người vi phạm nội dung. Cảnh cáo thứ 3 cũng sẽ là cảnh cáo cuối cùng và khóa tài khoản vĩnh viễn của người dùng. Tuy nhiên, công ty cũng cho biết họ hoàn toàn có thể xóa người dùng chỉ sau 1 lần vi phạm nếu có tính chất nghiêm trọng.
“Chúng tôi sẽ xóa cả những bài đăng sai sự thật rằng vắcxin được phê duyệt gây ra bệnh tự kỷ, ung thư, vô sinh… Không chỉ vắcxin phòng Covid-19, chính sách mới cũng sẽ áp dụng cho cả những loại vắcxin cụ thể như vắcxin cho bệnh sởi và nhận định chung về vắcxin”, Youtube nêu rõ.
Trước đó, công ty mẹ của Youtube là Google cũng đã ra chính sách cấm thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch Covid-19. Chính sách đã dẫn đến các hành động chống đối của của một số nhân vật nổi tiếng. Trong đó, có cả Thượng nghị sĩ Rand Paul của tiểu bang Kentucky (Mỹ). Ông Paul sau đó cũng bị Youtube đình chỉ tài khoản trong 7 ngày vì tuyên bố sai về tính hiệu quả của khẩu trang.
Thông báo của nền tảng trực tuyến được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ cùng nhiều quốc gia trên thế giới đang phải vật lộn để đối phó với vấn nạn tin giả. Các chuyên gia tin rằng, tin giả đang góp phần gây ra tâm lý do dự về tiêm vắcxin. Hiện, tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 hằng ngày trên toàn cầu chỉ khoảng 26 triệu liều mỗi ngày.
Lisa Fazio, Phó Giáo sư Tâm lý học và Phát triển con người Đại học Vanderbilt chia sẻ: “Rất nhiều thông tin sai lệch trên mạng xã hội thời gian qua đã thu hút lượng lớn người xem. Đó là lỗ hổng lớn trong “hệ sinh thái thông tin”. Chính sách mới có thể được siết chặt hơn nhưng các nền tảng cũng cần lưu ý kẻ xấu hoàn toàn có thể sử dụng nội dung chung chung hơn để “né đòn” kiểm duyệt”.
Đây không phải là lần đầu tiên Youtube áp dụng lệnh cấm đối với các video mang tư tưởng bài vắcxin. Năm 2020, Youtube đã gỡ hơn 130.000 video vi phạm quy định. Đại diện nền tảng chia sẻ video từng thừa nhận chính sách của họ còn nhiều hạn chế khiến một số người có thể lách luật bằng cách, đưa ra tuyên bố mập mờ về vắcxin mà không đề cập đến đại dịch.
Không chỉ Youtube, Facebook và Twitter cũng đang đối mặt với áp lực chống tin giả. Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều nhà lập pháp từng công khai chỉ trích gay gắt các nền tảng trực tuyến không kiểm soát được nội dung sai sự thật về vắcxin. Facebook hồi tháng 8 cho hay họ đã xóa hàng chục trang và hội nhóm liên quan đến cả tá thông tin sai lệch. Trang Instagram cũng đã khóa tài khoản của Robert.F.Kennedy, Jr vào tháng 5.
Mặc dù siết chặt quản lý nội dung nhưng Youtube khẳng định vẫn sẽ có ngoại lệ. Chẳng hạn họ vẫn cho phép các nội dung thông tin về thử nghiệm vắcxin mới, thành công hay thất bại của các loại vắcxin trong lịch sử. Các lời chứng thực cá nhân liên quan đến vắcxin vẫn sẽ được cho phép nếu như không vi phạm “nguyên tắc cộng đồng khác hoặc kênh không hiển thị cổ súy cho việc do dự tiêm vắcxin”.
ĐÌNH TOÁN (Theo CNN, Bloomberg)