Sáng 22/8,ămtừhạtgiốngbanđầuViệkết quả cúp trung quốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn khoa học 50 năm quan hệ Việt Nam - Australia dưới sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và Ngoại trưởng Australia Penny Wong.
Hơn 600 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực cùng tham dự.
Khai mạc diễn đàn, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, tăng cường hợp tác khu vực là phương thức hữu hiệu để các quốc gia thích ứng với một thế giới thay đổi nhanh chưa từng thấy.
"Hợp tác khu vực không phải là một nghịch lý hay mâu thuẫn trong quá trình hội nhập toàn cầu mà chính là sự lựa chọn thích ứng và khôn khéo của các quốc gia, nhất là khi đối mặt với tiến trình toàn cầu hoá gặp nhiều trở ngại, những rào cản địa kinh tế-chính trị và những rủi ro, đứt gãy khó lường", ông Nguyễn Xuân Thắng phân tích.
Một xu thế nổi bật của hợp tác khu vực là sự chuyển đổi từ việc tham gia những “hiệp định nông” sang “hiệp định sâu”, chú trọng nhiều hơn đến vấn đề chia sẻ lợi ích, bao hàm nhiều lĩnh vực vì sự phát triển chung, nổi bật là việc xây dựng quy tắc, tiêu chuẩn về thương mại điện tử, lao động, bảo vệ môi trường…Đông Á, châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đang trở thành tâm điểm sôi động trong sự điều chỉnh chiến lược và kết nối của các nước lớn.
Ông Nguyễn Xuân Thắng dẫn lại câu nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để nói về chính sách ngoại giao Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với các nước láng giềng khu vực. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng và tăng cường hợp tác khu vực đã mở rộng cánh cửa để Việt Nam từng bước hội nhập vào thế giới, kết bạn ở muôn phương.
Vun đắp quan hệ với các nước láng giềng, tăng cường hợp tác khu vực là sự kế thừa và phát huy nét đẹp bang giao hoà mục của truyền thống văn hoá Việt Nam, là sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật trị quốc của các bậc tiền nhân với phương châm “quốc phú, binh cường, nội yên, ngoại tĩnh”.
Ông khẳng định quan điểm: "Để tăng cường hợp tác khu vực, chúng tôi lựa chọn xây dựng lòng tin chiến lược, đối đãi nhau bằng sự chân thành, tôn trọng và không bao giờ chấp nhận những toan tính lợi dụng lòng tốt hay can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".
Nhìn lại 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia, nhất là trong khoảng 15 năm qua, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, hai nước đã đạt được sự hợp tác ngày càng toàn diện, sâu sắc, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
"Tuy TP Hà Nội cách TP Canberra hơn 4.800 dặm, nhưng niềm tin chính trị sâu sắc và sự tăng cường giao lưu đã trở thành cầu nối rút ngắn khoảng cách địa lý giữa hai nước, khiến quan hệ Việt Nam và Australia thật sự trở nên quan hệ láng giềng khu vực, gần gũi và bền chặt hơn bao giờ hết", ông Nguyễn Xuân Thắng chia sẻ.
Đó là kết quả của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã nỗ lực cùng nhau vượt qua một chặng đường dài không ít khó khăn, thử thách; từ những "hạt giống" ban đầu đã vun trồng, chăm sóc phát triển quan hệ Việt Nam và Australia đạt được những tầm cao mà 50 năm trước ít ai có thể hình dung ra được.
Australia hỗ trợ Việt Nam gói 94,5 triệu AUD ứng phó biến đổi khí hậu
Ngoại trưởng Australia chia sẻ lại phát biểu của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng: "Chúng ta có thể cách xa hàng nghìn km, nhưng có chung nhiều lợi ích chính trị gần nhau. Điều này được thể hiện qua việc tôi trở lại đây chỉ sau 15 tháng với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao Australia..."
Nữ ngoại trưởng cho biết, quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam đã được xây dựng rất bền chặt trong suốt 50 năm qua. Hiện nay, hai nước sát cánh bên nhau như những người bạn dựa trên sự tin tưởng chiến lược và luôn có ý thức sâu sắc về việc không ngừng củng cố tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược, hướng đến nâng tầm lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Tại diễn đàn, Ngoại trưởng Penny Wong đã công bố khoản hỗ trợ 95,4 triệu AUD từ Chính phủ Australia cho các sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL tại Việt Nam trong 10 năm tới. Gói hỗ trợ này gồm 4 thành tố, trong đó giá trị lớn nhất là chương trình xây dựng trung tâm chia sẻ kiến thức về thích ứng trước biến đổi khí hậu tại ĐBSCL (75 triệu AUD), sẽ được thực hiện trong các năm từ 2024-2034.
Các thành tố khác bao gồm sáng kiến khuyến khích chuyển sang công nghệ canh tác lúa gạo bền vững ở ĐBSCL (15 triệu AUD), hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của phụ nữ (2,5 triệu AUD), và hợp tác trong ngành nước giữa 2 quốc gia (2 triệu AUD).
Ngoại trưởng Wong chia sẻ, đây là ví dụ cụ thể về cách hai nước đang hợp tác với nhau để giải quyết thách thức chung là biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, các chuyên gia Australia sẽ tới Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm trong thiết kế hệ thống chính phủ điện tử và cải thiện các dịch vụ của chính phủ.
Vĩnh Sang và nhóm PV, BTV