Khi điều trị,ômtỉ lệ cược hôm nay người bệnh không cần thanh toán bằng tiền mặt
Chỉ cần tấm thẻ khám bệnh
Thực hiện Quyết định số 2545/2016/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, ngay từ năm 2018, Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế phối hợp VietinBank Thừa Thiên Huế đã triển khai dịch vụ thanh toán viện phí bằng thẻ khám bệnh (TKB).
Phương thức thanh toán này mang lại sự thuận tiện tối đa cho bệnh nhân. Chỉ với thẻ khám bệnh, người bệnh không phải xếp hàng chờ thanh toán viện phí. Họ chỉ cần đến quầy tiếp đón bệnh nhân 1 lần duy nhất ban đầu và nạp tiền vào thẻ. Sau đó, thực hiện toàn bộ quy trình khám bệnh, việc thanh toán được thực hiện online và đăng ký tái khám những lần sau. Thẻ khám bệnh còn lưu trữ toàn bộ thông tin về những lần khám của bệnh nhân tại phần mềm bệnh viện, giúp người bệnh có thể tra cứu thông tin nhanh chóng và chính xác khi tái khám.
Bằng thao tác nộp tiền vào thẻ khám bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng thẻ để giữ tiền chưa sử dụng, thuận tiện thanh toán. Trường hợp mất thẻ thì không bị mất tiền, bệnh nhân có thể ra quầy giao dịch VTB để làm thủ tục rút số tiền chưa sử dụng, giúp bệnh nhân quản lý được tiền, tránh rủi ro trong giao dịch tiền mặt. Đặc biệt, thẻ khám chữa bệnh này còn có tính năng thực hiện các giao dịch như một thẻ ghi nợ nội địa của VietinBank.
Việc triển khai thành công Dịch vụ thanh toán viện phí bằng thẻ khám bệnh giúp Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế hiện đại hóa quy trình tiếp đón, đăng ký khám chữa bệnh, giảm thiểu chi phí, tránh rủi ro trong giao dịch bằng tiền mặt tạo nên phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi cho khách hàng mà không cần sử dụng tiền mặt.
Cùng một quyết tâm
Mới đây vào đầu tháng 7 cũng đã diễn ra cuộc họp bàn giữa Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) triển khai thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chi trả không dùng tiền mặt trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Lợi ích của việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt đã được khẳng định là an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, góp phần quan trọng vào công tác cải cách thủ tục hành chính, làm giảm tải khu vực xếp hàng chờ thanh toán, giảm thời gian chờ đợi khám bệnh, góp phần tăng sự hài lòng của người bệnh.
Ngành BHXH tỉnh sẽ tích cực phối hợp với Sở TT&TT chia sẻ cơ sở dữ liệu hộ gia đình để tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Hai đơn vị cũng thống nhất công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân về ý nghĩa và tiện ích quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thuyết phục người dân bỏ thói quen dùng tiền mặt. Trước mắt, Sở TT&TT chỉ đạo các nhà mạng phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh thực hiện tin nhắn theo định kỳ và duy trì thường xuyên để tạo thói quen cho người sử dụng.
Gỡ khó để... hanh thông
Một nữ bệnh nhân đang điều trị ở một bệnh viện tại Huế cho biết, việc áp dụng thanh toán điện tử trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh là hết sức cần thiết. Nếu triển khai thành công sẽ giúp giảm quá tải xếp hàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người dân rút ngắn được thời gian khám. Bà ủng hộ chủ trương thu viện phí không tiền mặt và cho rằng, việc thanh toán qua thẻ ATM là rất văn minh. Tuy nhiên, theo bà, bệnh viện cần có thêm các phương thức thanh toán linh hoạt hơn, chẳng hạn như sử dụng phương thức thanh toán qua máy POS. Khi đó, người bệnh có thẻ của ngân hàng nào cũng có thể thanh toán được giống như các cửa hàng, siêu thị.
Việc triển các giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt tại bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh sẽ tác động đến sự thay đổi quy trình nghiệp vụ khám chữa bệnh thông thường của đơn vị. Để đảm bảo sự tác động đó không gây ảnh hưởng, hay xáo trộn không tích cực đến bệnh viện, các cán bộ y tế và người dân đến khám, chữa bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh phải xây dựng quy trình nghiệp vụ khám chữa áp dụng giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và phổ biến cho các khoa phòng, bộ phận liên quan trong đơn vị. Nhiều bệnh viện cần bố trí, sắp xếp bộ phận tiếp đón và hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện các bước thanh toán viện phí không dùng tiền mặt một cách thuận tiện, dễ dàng.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hàng năm, toàn ngành lượng tiền mặt chi trả các dịch vụ y tế, phí bảo hiểm y tế là rất lớn, khoảng 100.000 tỷ đồng. Hiện nay, đã có 15 ngân hàng liên kết hỗ trợ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bằng QR code tại bệnh viện, giúp người bệnh thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp trên nền tảng thiết bị di động, thậm chí có thể nhờ người thân thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ xa.
Để giải pháp thanh toán viện phí điện tử ở bệnh việc thực sự phát huy hiệu quả, ngoài việc tuyên truyền, các bệnh viện cần tích cực phối hợp với ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để có sự thống nhất, bảo đảm dịch vụ thanh toán được thông suốt nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Là ngân hàng có sự gắn bó chặt chẽ, VietinBank bày tỏ mong muốn được hợp tác và phát triển mạnh mẽ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành y tế. Hy vọng, giải pháp thanh toán của VietinBank tạo nên những thay đổi, tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ ngành y tế Thừa Thiên Huế có môi trường, phương tiện làm việc thuận lợi, hiện đại hơn.
Bài, ảnh: Đan Duy