【kết quả tajikistan】Trở ngại trong xúc tiến thương mại
Hiệu quả
Theởngạitrongxúctiếnthươngmạkết quả tajikistano Bộ Công Thương, chương trình XTTMQG đã góp phần vào tăng trưởng XK của Việt Nam trong các năm qua. Năm 2011 đạt hơn 96 tỷ USD (tăng 33% so với năm trước), trong đó có 23 nhóm/ngành hàng đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên. Để triển khai chương trình XTTMQG giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế Xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTMQG áp dụng từ năm 2011 trở đi. Mục tiêu nhằm tăng cường hoạt động XTTM, phát triển XK, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo. |
Nhiều hiệp hội, ngành hàng khác cũng đều nhận thấy rằng, XTTM đã giúp cho các DN gặp gỡ, tiếp xúc với các thị trường trọng điểm, thị trường mới, giới thiệu sản phẩm đến đối tác, đồng thời DN có thể ký được nhiều hợp đồng bán sản phẩm và mua thiết bị, nguyên liệu. Đặc biệt, DN có thể tìm đối tác tư vấn chính sách hay tiếp cận cách thức quản lý, kinh doanh hiện đại của các DN tham gia hội chợ. Cụ thể, hoạt động XTTMQG trong năm 2011 đã đạt được nhiều kết quả tốt với tổng giá trị hợp đồng và doanh số là trên 800 triệu USD, tiêu biểu như Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung năm 2011 (hơn 700 gian hàng, 19 hợp đồng với tổng trị giá 201 triệu USD), Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (192 gian hàng, tổng giá trị hợp đồng là 300 triệu USD), Hội chợ quốc tế hàng trang trí gia đình và quà tặng Việt Nam (130 hợp đồng với tổng giá trị trên 14 triệu USD), Hội chợ Thực phẩm Hàn Quốc từ 26 đến 29-4 tại Seoul, Hàn Quốc (ký được hợp đồng trị giá hơn 6,5 triệu USD), Hội chợ thương mại quốc tế miền Trung Tây Nguyên 2011 tại Phú Yên (ký được hợp đồng trị giá 21 triệu USD và 55 tỷ đồng), Hội chợ triển lãm đồ gỗ và lâm sản Việt Nam năm 2011 tại Bình Định (doanh thu đạt 100 tỷ đồng, 30 hợp đồng và 10 biên bản ghi nhớ được ký kết), Hội chợ đồ gỗ nội ngoại thất Las Vegas, Hoa Kỳ (ký được 51 hợp đồng với tổng giá trị hơn 15,7 triệu USD)…
Trở ngại lớn
Mặc dù chương trình XTTMQG đem lại những tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao kim ngạch XK nhưng hiện nay chương trình đang “vấp” phải nhiều khó khăn.
Theo Cục Xúc tiến thương mại, năm 2011 Bộ Công Thương đã tiếp nhận hơn 270 đề án XTTMQG của hơn 70 đơn vị, với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ là hơn 405 tỷ đồng. Nhưng nguồn kinh phí được bố trí cho hoạt động này chỉ có 55 tỷ đồng, bằng khoảng 46% năm 2010, quá ít so với nhu cầu. Nguồn kinh phí vơi dần theo thời gian đã gây không ít khó khăn cho các DN và cơ quan quản lý. Bộ Công Thương cho rằng, nguồn kinh phí này rất khó phân bổ, trong khi nhiều đề án được trình lên có tính khả thi cao và thiết thực phục vụ việc đẩy mạnh XK, cũng như an sinh xã hội. Nếu kinh phí cho việc XTTM được bố trí không đủ về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu thúc đẩy XK, mở rộng và khai thác thị trường trong nước, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Theo phân tích của Bộ Công Thương, kinh phí dành cho các hoạt động XTTM của nước ta là quá thấp, chỉ bằng 0,0036% kim ngạch XK, trong khi đó ở các nước trên thế giới ngân sách dành cho hoạt động XTTM là 0,11% kim ngạch XK.
Bên cạnh đó nguồn ngân sách ít ỏi, cũng khiến cho các DN khó lòng thực hiện thường xuyên công tác XTTM. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Thông tư số 88/2011/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện chương trình XTTMQG quy định mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/DN đối với hội chợ triển lãm định hướng XK tại Việt Nam. Nhưng trên thực tế, mức chi này quá thấp để DN có thể tham gia hội chợ trong nước.
Trong năm 2012, Bộ Công Thương đã tiếp nhận 236 đề án XTTMQG với tổng kinh phí đề xuất là 316 tỷ đồng, trong đó, có nhiều đề án thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, như các hội chợ Trung Quốc - ASEAN, Ấn Độ - ASEAN, Việt - Lào, Việt Nam - Myanmar, Việt Nam - Campuchia, các DN vừa và nhỏ quốc tế Trung Quốc 2012 tại Quảng Châu... Tuy nhiên, kinh phí được phê duyệt cho chương trình XTTMQG năm nay chỉ “vỏn vẹn” 15 tỷ đồng. Với nguồn kinh phí này, các DN đều cho rằng, đây là mức kinh phí quá ít, rất khó để các DN có thể tham gia tổ chức được chương trình gì. Trước những bất cập này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, Bộ Công Thương đã gửi kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung thêm ngân sách XTTM năm 2012.
Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Nguồn kinh phí phải sớm được phê duyệt Do nền kinh tế thế giới cũng như trong nước gặp nhiều khó khăn nên 2 năm trở lại đây, kinh phí cho chương trình XTTMQG đang bị giảm sút nghiêm trọng, từ 300 tỷ đồng xuống còn 15 tỷ đồng (năm 2012) gây không ít khó khăn cho DN trong công tác XTTM. Do vậy, kinh phí tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm các DN đều phải tự trang trải rất nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, dù kinh phí ít nhưng các cơ quan quản lý cần sớm phê duyệt nguồn kinh phí để các đơn vị tổ chức lên kế hoạch lập chương trình và thực hiện. Ông Thân Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến XNK tài nguyên Việt: Chủ động trên mọi phương diện Dù khó khăn, các DN cũng tìm mọi cách khác nhau để ổn định sản xuất, XK, tìm kiếm bạn hàng. Nhờ vậy, dù có thời điểm cực kỳ khó khăn nhưng Công ty vẫn chủ động được nguồn hàng và đảm bảo giao đúng hợp đồng cho đối tác. Đối với các mặt hàng XK, bên cạnh các thị trường truyền thống, Công ty đã chủ động tìm và khai thác thị trường mới tại các nước Trung Đông, Thụy Điển, Australia, Trung Đông, Tây Phi… Ngoài ra Công ty còn đầu tư công nghệ sản xuất mới để chế biến thêm nhiều mặt hàng nông sản khác, nhằm đa dạng sản phẩm phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam: Cắt giảm kinh phí gây khó cho doanh nghiệp Bản thân DN cũng có thể tự đi sang nước ngoài để giới thiệu sản phẩm của mình. Nhưng làm như vậy sẽ không liên kết được các DN, tạo sức mạnh tổng hợp trong việc quảng bá hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì vậy, các DN rất cần các chương trình XTTM cấp quốc gia. Việc cắt giảm kinh phí XTTM năm nay đã gây khó cho DN. Các DN rất cần có kinh phí từ nguồn hỗ trợ XTTM quốc gia để tham gia các hội chợ, hội thảo trên thế giới nhằm giới thiệu nguồn hàng cũng như nắm bắt nhu cầu thị trường. Hồng Nụ - Phan Thu (ghi) |
Phan Thu