Được biết thanh long là loại trái cây chủ lực trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu tại nước ta,ếbiếnbaogóithanhlongđônglạnhtuântheoTiêuchuẩnquốtỷ số bồ đào nha với diện tích canh tác lên đến hơn 60.000 ha. Thanh long chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, hơn 30% tỷ phần giá trị xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê nửa năm đầu 2023 thì có đến 80 – 85% sản lượng thanh long được cung cấp ra thị trường quốc tế, còn tiêu thụ trong nước sẽ dao động từ 15 – 20%. Thị trường xuất khẩu thanh long đứng đầu của nước ta là Trung Quốc, sau đó là Singapore, Hồng Kông và Indonesia. Gần đây, chúng ta đã mở rộng tầm nhìn của mình đến những thị trường mới, những thị trường đầy khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc, nơi tiềm ẩn nhiều cơ hội phát triển đầy hứa hẹn.
Tuy nhiên trong bối cảnh các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP đã ký kết thực thi; các quốc gia nhập khẩu đưa ra quy định ngày càng chặt chẽ về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; rủi ro thiên tai và dịch bệnh động thực vật kéo theo hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung, thanh long nói riêng nhất là sản phẩm thanh long đông lạnh xuất khẩu càng gặp nhiều rủi ro và thách thức rất lớn.
Do đó để trái thanh long chiếm lĩnh tốt thị trường nước ngoài, ngoài việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thời gian dài vận chuyển thì doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu phải bảo quản, đóng gói tuân thủ theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13939:2023 do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.