【ket qua tran mc】Chuyện người trẻ “cuồng bắt trend”: Vui thôi đừng vui quá!
Ngay khi nghe tin món trà chanh giã tay lần đầu xuất hiện ở Hà Nội,ệnngườitrẻcuồngbắttrendVuithiđừket qua tran mc Kiều Oanh đi 30 km từ Bắc Ninh, xếp hàng chờ hai tiếng để được uống thử.
Đây không phải lần đầu cô gái 24 tuổi thử các món mới nổi trên mạng xã hội. Mỗi lần biết có điểm ăn uống, vui chơi mới xuất hiện trong bán kính 200 km đang được quan tâm, cô đều rủ bạn đến trải nghiệm.
Ảnh minh họa VTC Academy.
Trong tháng 10, nữ nhân viên văn phòng này nhiều lần ghé Hà Nội thưởng thức bánh đồng xu phô mai Hàn Quốc, cà phê muối, bánh bò pía Hồ Tây, sau tìm đến các quán cà phê gần sông Hồng, đường hoa Phan Đình Phùng hay khu du lịch ở Ba Vì, Sơn Tây, để chụp ảnh.
"Thay vì chỉ nghe người khác kể, tôi muốn được trực tiếp trải nghiệm. Hai năm Covid chỉ quanh quẩn trong nhà khiến tôi thèm khát được ra ngoài", Oanh nói.
Hoàng Nam (26 tuổi) ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bắt đầu quan tâm đến các trào lưu trên mạng xã hội từ cuối năm 2021. Thời gian đầu, anh chỉ tham gia một, hai "trend" cho biết. Nhưng nay, Nam không bỏ lỡ bất kỳ xu hướng nào vì không muốn bị bạn bè gọi là "người tối cổ" - cụm từ chỉ người không nắm bắt các xu hướng, câu chuyện đang được quan tâm.
Ngoài ăn uống, đi du lịch theo đề xuất, chàng trai 26 tuổi cũng liên tục thực hiện các thử thách biến hình hoặc nhảy theo nhạc cùng bạn gái.
"Thay vì bị hỏi 'đã đi chưa', 'thử làm chưa', tôi muốn bản thân nói điều đó với mọi người xung quanh và nhận lại lời tán thưởng vì đón đầu xu hướng", Nam nói.
Việc chạy theo các trào lưu đang nổi trên mạng xã hội như Kiều Oanh hay Hoàng Nam gọi là "bắt trend". Thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng, các trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.
Khảo sát của VnExpress trong ba tháng gần đây, có hơn 10 trend mới xuất hiện trên một nền tảng mạng xã hội video ngắn được người trẻ hưởng ứng như chụp ảnh cùng gánh hàng hoa trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội); ăn xôi cốm uống cà phê gần Nhà thờ lớn ở Hà Nội; xếp hàng mua bánh đồng xu phô mai; bánh custard; thưởng thức cà phê muối; trà chanh giã tay, mặc trang phục dân tộc biến hình theo lời bài hát; sử dụng đạp xe công cộng; hoặc đi săn mây. Chỉ vài tiếng sau khi hình thành trend, có hàng trăm người học theo và chia sẻ trải nghiệm tương tự.
Giải thích về nguyên nhân khiến nhiều người hưởng ứng các trào lưu mới, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chỉ ra ba nguyên nhân. Một là tâm lý tò mò, sợ bỏ lỡ mọi hiện tượng, sự vật mới lạ. Hai là tạo dựng cảm giác an toàn, không bị bạn bè chế nhạo "chậm nhịp thời đại". Và ba là nhiều người trẻ chưa hình thành được bản sắc cá nhân, vô thức chạy theo cái mới.
Bổ sung, thạc sĩ Lê Anh Tú, Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, Trường ĐH Văn Lang (TP HCM), cho rằng sự phát triển của mạng xã hội, đặc biệt là TikTok - "cái nôi" tạo ra các trend, đang thúc đẩy văn hóa này trở nên thịnh hành. Số liệu của DataReportal cho biết, tính đến tháng 2/2023 Việt Nam có gần 50 triệu người dùng, xếp thứ 6 trong 10 quốc gia có lượng người sử dụng nền tảng này nhiều nhất thế giới.
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn từ việc thu lợi quảng cáo của các nhãn hàng, khi trở thành KOL (key opinion leader - người có ảnh hưởng) hoặc KOC (key opinion consumer - người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến thị trường) cũng là một trong những nguyên nhân.
"Nhưng để trở thành KOL hay KOC buộc phải có lượt theo dõi, tương tác lớn trên trang cá nhân. Đó cũng là lý do nhiều người dùng mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ luôn chạy theo những trend mới, mong được nhiều người theo dõi", ông Lê Anh Tú nói.
Các chuyên gia cho rằng "bắt trend" giúp hình thành kinh nghiệm sống cho người trẻ, đặc biệt là sau hai năm dịch bệnh khiến nhu cầu vui chơi, giải trí bị hạn chế. Với người kinh doanh, nắm bắt được xu hướng có thể tạo việc làm mới, doanh thu mới trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
Tuy nhiên nhóm người hưởng ứng cần rất cẩn trọng bởi ranh giới giữa tạo trải nghiệm tích cực hay tiêu cực rất mong manh. "Một số trào lưu hiện nay nếu không hiểu đúng bản chất, xác định rõ đúng sai dễ tạo cái nhìn lệch lạc, gây tốn thời gian, tiền bạc, thậm chí gây mất trật tự công cộng", chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Minh cảnh báo.
Như với Kiều Oanh, mải mê chạy theo trào lưu khiến cô tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến công việc. Trong khi việc liên tục thử món ăn đắt đỏ, đi du lịch khiến bản thân rơi vào tình cảnh chưa hết tháng đã hết tiền, buộc phải vay mượn bạn bè.
Ngoài các trào lưu ăn uống, Thanh Sơn (20 tuổi) ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) thử hưởng ứng trend "xem 141 bắt người vi phạm" vì hồi hộp, phấn khích với các tình huống đuổi bắt rất hấp dẫn, gay cấn.
Sơn không phải người duy nhất hưởng ứng trào lưu này. Vài tháng gần đây,tại các tuyến phố Xã Đàn, Tây Sơn, Chùa Bộc (quận Đống Đa), Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) và khu phố cổ (quận Hoàn Kiếm), mỗi lần Tổ công tác 141, Công an thành phố Hà Nội xử lý vi phạm thường tập trung người, xe thành hàng dài vài trăm mét, tụ tập dưới lòng đường, trên vỉa hè để xem. Một số cá nhân phát trực tiếp, thông báo các chốt kiểm soát vào các hội nhóm trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến công tác của lực lượng chức năng.
"Họ được thỏa mãn sự tò mò cá nhân nhưng lại gây ùn tắc giao thông, đẩy người đi bộ xuống dưới lòng đường, vô cùng nguy hiểm", một người đi đường phàn nàn.
Để tránh những vụ việc tương tự, chuyên gia Nguyễn Thị Minh khuyên người trẻ nên "bắt trend" có chọc lọc, tránh hành động đi ngược với thuần phong mỹ tục, trái pháp luật.
"Trải nghiệm các trào lưu không xấu, nhưng người dùng mạng cần tỉnh táo, tạo bản sắc cho bản thân. Tuyệt đối đừng để trào lưu độc hại gây ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh", chuyên gia nói.
Trong khi đó, thạc sĩ Lê Anh Tú cảnh báo không phải tất cả những nhà sáng tạo nội dung đều nổi tiếng và dễ dàng thu lợi nhuận từ quảng cáo. Do vậy, người trẻ nên tập trung đầu tư phát triển bản thân, tạo dựng vốn sống thay vì chạy theo số đông.
Từng xếp hàng suốt hai tiếng để giành giật từng hộp bánh custard nhưng hương vị không như kỳ vọng, cơ thể lại bầm tím vì bị xô đẩy, Hạnh Dung (28 tuổi) ở TP HCM quyết định "lùi một nhịp". Mỗi khi có xu hướng mới, cô gái trẻ không đi ngay mà chờ sau 10-15 ngày, khi sự hiếu kỳ giảm bớt.
"Đây là cách tôi dung hòa bản tính tò mò, không muốn bỏ lỡ của bản thân và đảm bảo sự an toàn. Tôi sẽ luôn bắt trend để không 'tối cổ' nhưng sẽ tìm những giải pháp thông minh nhất", Dung nói.
Theo Quỳnh Nguyễn – VnExpress (Tít do Báo Hậu Giang đặt)