Empire777

Indonesia được mệnh danh là “xứ vạn đảo”, có hơn 17.000 đảo lớn, nhỏ trải kêt qua bong

【kêt qua bong】Thư viện lưu động mang sách đến đảo xa ở Indonesia

Indonesia được mệnh danh là “xứ vạn đảo”,ưviệnlưuđộngmangschđếnđảoxaởkêt qua bong có hơn 17.000 đảo lớn, nhỏ trải khắp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó nhiều đảo xa, khó tiếp cận. Dù có nhiều trường học nhưng giáo dục ở Indonesia luôn đối mặt với khó khăn do cơ sở vật chất xuống cấp và thiếu giáo viên. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hơn 10% người trưởng thành ở tỉnh Tây Sulawesi không biết đọc, nhiều làng thậm chí không có quyển sách nào. Nhận thấy sự cần thiết của một phương tiện cung cấp kiến thức cho người dân, Muhammad Ridwan Alimuddin, một nhà báo địa phương đã kết hợp cả hai niềm đam mê của mình là sách và thuyền để thành lập một thư viện lưu động. Mục đích của anh là mang những quyển sách đến những ngôi làng ở các đảo xa, nơi đọc sách gần như là một niềm vui “xa xỉ”.

Thuyền sách của Alimuddin cập bến là niềm vui của những đứa trẻ. Nguồn: BBC

Alimuddin là tác giả của 10 quyển sách về hàng hải, dù chưa hoàn thành chương trình đại học nào, sở hữu bộ sưu tập mô hình các loại thuyền bên cạnh một thư viện cá nhân có hàng ngàn quyển sách. Từ năm 2015, anh bắt đầu chở sách và truyện tranh của mình đến cho những trẻ em khắp Tây Sulawesi bằng thuyền. Kinh phí hoạt động còn được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp, bạn bè và những người từ khắp nơi biết tới thư viện Alimuddin qua mạng xã hội.

Theodora Sutcliffe, tác giả của bài viết về Alimuddin trên BBC, đã có dịp theo thuyền sách của anh đến Mampie, một đảo trên bờ biển phía Tây Sulawesi. Thuyền chưa đến bờ nhưng từ xa có thể trông thấy một nhóm trẻ háo hức đợi sẵn. Một người trong nhóm tình nguyện của Alimuddin nhanh chóng trải bạt nhựa và bày sách ra. Không chỉ trẻ em mà có cha mẹ của chúng đến xem. Họ ngừng lại ở đây khoảng 3 giờ để bọn trẻ đọc sách, sau đó tiếp tục giong buồm dọc theo bờ biển để đến hòn đảo Battoa ở gần đó, nơi có khoảng 2.000 dân sống rải rác ở nhiều làng. Chiếc thuyền chở sách được kéo sâu vào bờ, chỉ vài phút sau, 20 em nhỏ đã xuất hiện xung quanh đống sách. Truyện tranh được yêu thích nhất và vơi đi nhanh chóng bởi bọn trẻ thích hình vẽ nhiều màu sắc, có song ngữ tiếng Indonesia và tiếng Anh.

Cuối ngày, thuyền của Alimuddin neo lại nghỉ tại một cù lao cát trắng gần Battoa, cùng nhau ăn tối, đêm ở xứ nhiệt đới đủ ấm để mọi người ngủ trên boong. Trước 7 giờ sáng, cả đoàn lại lên đường đến ngôi trường làng ở Tangnga, một đảo khác nữa cách đó vài kilômét. Những đứa trẻ tụm lại thành từng nhóm nhỏ dưới bụi tre, đắm chìm trong sách. Không gian vang lên âm thanh đọc thành tiếng râm rang. “Khi bạn thấy một đứa trẻ mỉm cười và mở sách ra, mọi khó khăn đều tan biến”, Alimuddin chia sẻ với phóng viên theo đoàn, và một nụ cười nở trên môi anh. 

Thư viện lưu động không phải là hình thức mới trên thế giới và ngày nay, con người có thể truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ trực tuyến khi kết nối internet. Đối với nơi có tỷ lệ truy cập internet còn thấp, sách trở thành một nguồn kiến thức chủ yếu, nhất là đối với các em thiếu nhi, thì dự án sách của Alimuddin thật sự cần thiết và có ý nghĩa to lớn.

THIÊN NGỌC (tổng hợp từ BBC, Global citizen)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap